Ý nghĩa cặp sao Ân Quang Thiên Quý
Sao Ân Quang Thiên Quý là bộ sao thế nào ?
Ta thường hay nói đến từ “ân” như ân tình, ân nghĩa, ân oán, ân huệ, ân bổng… ân trạch (ân đức sâu rộng), ân thưởng thường đi với từ phong tặng (gọi là ân phong). Lại nghe ân xá (tha tội), ân tứ (trên cho dưới), ân khoa (khoa thi bất thường do vua ban), ân mẫu (mẹ nuôi)…
Tiếng Việt từ ân được thay thế bằng từ ơn. Ta lại có ơn nghĩa sinh thành. ơn đền oán trả, ơn chóng quên oán nhớ đời, ơn tác thành… (…cho đôi lứa), ơn vua lộc nước… Đặc biệt khi mừng vui người ta thường nói “ơn trời…”, ơn trời Phật. Trịnh Công Sơn viết… “tôi xin ơn đời trong cơn mê này’… Có khi may mắn thoát được tai nạn người ta thường nói: “Tạ ơn trời Phật” hoặc “Tạ ơn Chúa”…
Vậy ân là sao gì? Đó là sao ÂN QUANG chủ ân thưởng vẻ vang. Cùng đi với sao này thành bộ là THIÊN QUÝ chủ thiên về quý trọng. Thường gọi tắt là bộ QUANG QUÝ chủ quý trọng ân thưởng. Khi ân thưởng cho ai, người ta quý trọng mới ân thưởng. Đó là điều mặc nhiên thừa nhận.
Ân Quang thuộc Mộc (VVT cho rằng thuộc Hỏa), Thiên Quí thuộc Thổ (có người cho là Thủy).
Đây là hai sao phúc tinh, quí tinh, chủ sự nhân hậu, từ thiện, may mắn, gặp thời, đem lại sự tốt lành, có tính chất cứu khổn phò nguy, giải trừ bệnh tật tai họa, đem lại phúc thọ, chế hóa được tính dâm đãng hoa nguyệt của Đào Hồng, gặp sao hung cũng không có hại. Hai sao này biểu hiện sự giúp đỡ của đấng linh thiêng, khác với Tả Hữu là sự giúp đỡ của người đời.
Hai sao này được an căn cứ vào Xương Khúc, Ân Quang được an căn cứ vào vị trí Văn Xương, Thiên Quí được an căn cứ vào vị trí của Văn Khúc. Hai sao này xung chiếu với nhau ở Thìn Tuất, đồng cung với nhau ở Sửu Mùi, tam hợp chiếu với nhau ở Mão Dậu Tỵ Hợi, và đứng riêng lẻ với nhau không thành bộ ở Tí Ngọ Dần Thân và chỉ có cung Thổ là Sửu Mùi mới có cách giáp Quang giáp Quí.
Sách vở chỉ nói Ân Quang Thiên Quí miếu địa tại hai cung Sửu Mùi nhưng theo kinh nghiệm thì tại Tứ Mộ hai sao này rất mạnh mẽ và có tác dụng cứu giải ngay cả các hung tinh hạng nặng như Địa Không, Địa Kiếp đóng đồng cung. Nếu không gặp hung thì sao này lại chủ về may mắn. Có người còn cho rằng hai sao này vượng ở Sửu Mùi, đắc tại Mão Dậu.
Tọa thủ tại tất cả các cung đều mang lại sự tốt lành, phúc thọ cho cung đó.
1.Sao Ân Quang
- Ân Quang thủ hay chiếu mệnh:
- Tính nhân hậu, lòng từ thiện, sự hên, may mắn.
- Sự thành tín với bạn bè.
- Sự hiếu để đối với cha mẹ.
- Sự chung thủy với vợ, chồng.
- Sự tín ngưỡng nơi đấng linh thiêng, khiếu tụ.
2.Sao Thiên Quý
- Tính nhân hậu, lòng từ thiện, sự hên, may mắn.
- Sự thành tín với bạn bè.
- Sự hiếu để đối với cha mẹ.
- Sự chung thủy với vợ, chồng.
- Sự tín ngưỡng nơi đấng linh thiêng, khiếu tụ.
“Ân Quang Thiên Quý Sửu Mùi, rồng mây gặp hội danh cao bảng rồng”
Đây là hai sao phúc tinh, quí tinh, chủ sự nhân hậu, từ thiện, may mắn, gặp thời, đem lại sự tốt lành, có tính chất cứu khổn phò nguy, giải trừ bệnh tật tai họa, đem lại phúc thọ, chế hóa được tính dâm đãng hoa nguyệt của Đào Hồng, gặp sao hung cũng không có hại. Hai sao này biểu hiện sự giúp đỡ của đấng linh thiêng, khác với Tả Hữu là sự giúp đỡ của người đời
Hai sao này được an căn cứ vào Xương Khúc, Ân Quang được an căn cứ vào vị trí Văn Xương, Thiên Quí được an căn cứ vào vị trí của Văn Khúc. Hai sao này xung chiếu với nhau ở Thìn Tuất, đồng cung với nhau ở Sửu Mùi, tam hợp chiếu với nhau ở Mão Dậu Tỵ Hợi, và đứng riêng lẻ với nhau không thành bộ ở Tí Ngọ Dần Thân và chỉ có cung Thổ là Sửu Mùi mới có cách giáp Quang giáp Quí.
Sách vở chỉ nói Ân Quang Thiên Quí miếu địa tại hai cung Sửu Mùi nhưng theo kinh nghiệm thì tại Tứ Mộ hai sao này rất mạnh mẽ và có tác dụng cứu giải ngay cả các hung tinh hạng nặng như Địa Không, Địa Kiếp đóng đồng cung. Nếu không gặp hung thì sao này lại chủ về may mắn. Có người còn cho rằng hai sao này vượng ở Sửu Mùi, đắc tại Mão Dậu.
Sụ giải họa của Quang Quí
Quang Quí giải họa rất mạnh mẽ khi thủ tại cung đó và đi đủ bộ, nhất là tại Thìn Tuất Sửu Mùi càng mạnh mẽ. Đơn thủ hoặc có cả bộ chiếu không sao thủ thì hiệu lực yếu đi nhiều. Còn cách giáp Quang giáp Quí thì hầu như không có tác động giải họa mấy khi trong cung có hung tinh hãm địa thủ.
Không Kiếp có tác dụng giải họa gây ra bơi các sát tinh hạng nặng như Không Kiếp Kình Đà Hỏa Linh Hình Riêu, nhưng không có hiệu lực mấy khi giải cách hai đời chồng hoặc vợ gây ra do các yếu tố không phải do hung tinh tác họa như cách Tả Hữu tại Phu Thê thì không giải hết được và vẫn có khả năng hai đời. Quang Quí cũng không giải mạnh được chuyện thị phi do Tuế Đà Kỵ gây ra.
Tại vị trí Sửu Mùi thì nó có khả năng giải được hung tinh tọa thủ tại cung nhị hợp là Tí và Ngọ. Tại Thìn Tuất gặp Không hay Kiếp đồng cung hoặc hợp chiếu thì Quang Quí tại đây giải hầu hết tai họa, không phải lo ngại về tai họa vì tai họa không đáng kể. Trường hợp này có Kình Đà hãm địa cùng chiếu về cũng không sao.
Nếu có Không Hoặc Kiếp mà thêm Hinh Riêu cả bộ thì cũng giảm rất nhiều tai họa nhưng cũng không hết. Quang Quí tam hợp thủ tại cung thì Không Kiếp hãm địa cả bộ chiếu thủ cũng không đáng ngại vì tai họa không đáng kể. Quang Quí thủ có đủ bộ giải được cả bộ Kình Đà hãm chiếu về, hoặc Kình hoặc Đà hãm tọa thủ, giải đươc Kình Dương hãm địa tại Tí Ngọ Mão Dậu
Ân Quang Thiên Quí đồng cung giải được Hình Riêu Không Kiếp đủ bộ thủ chiếu
Quang Quí đơn thủ không giải họa mạnh được, không giải được Kình cư Ngọ có Hình Riêu tam hợp. Quang Quí đồng cung, vừa nhị hợp vừa giáp thì giải họa rất nhiều cho cung này, giải được Không hoặc Kiếp tọa thủ. Quang Quí đơn thủ gặp Không, Kiếp hãm đồng cung thì giải nhiều nhưng không hết tai họa.
Vị trí các cung khi có Ân Quang Thiên Quý tọa thủ
1. Mệnh: Mệnh có Quang – Quý nó như là một cứu tinh luôn soi sáng chỉ đường dẫn lối, biến đổi từ hung thành kiết, vượt qua được hiểm hoạ trong đường tơ kẽ tóc. Mỗi bước đi mỗi việc làm từ khởi sự cho đến hoàn thành đều được soi tỏ vẹn toàn.
2. Phụ Mẫu: Được quan tâm lo lắng từ vật chất đến tinh thần trong vòng tay thương yêu đùm bọc của nghĩa phụ, nghĩa mẫu.
3. Phúc Đức: Trời Đất ưu ái dành cho mình được dầy diễm phúc và được nhiều đặc ân. Quang – Quý ở Phúc ví như một hào quang, một tinh tú, một ân sủng cao quý nhất của cuộc đời; được che chở như là một bàn tay vô hình đầy tha lực ấm áp nâng niu của một bà mẹ thiên nhiên vĩ đại luôn luôn độ trì và gìn giữ.
4. Điền Trạch: Là gấm trạch của cuộc đời mỹ xá vương thổ. Căn nhà đẹp đẽ như gấm, như lụa luôn gắn bó với cuộc đời nơi điền viên tao thú.
5. Quan Lộc: Được xem như “Tướng cường – Tốt nhược”. Có nghĩa là cái sự thăng hoa trên đường khoa cử quan quyền của mình đầy phú quý vinh hoa đôi khi cũng bị thuộc cấp lơ là không làm tròn trọng trách dẫn đến bề trên bất tín nhiệm, thuộc hạ bất khả dụng.
6. Nô Bộc: “Sỹ vi tri kỷ giả dụng”. Tâm giao nặng nghĩ, nhiệt thành, sẵn sàng hy sinh cho nhau lúc khổ đau cũng như lúc thịnh đạt. Ở đây đề cập đến chữ “tri kỷ” tình sâu nghĩa nặng.
7. Thiên Di: Đường đi trải đầy gấm hoa. Trong tăm tối chợt ánh sáng dẫn đi khắp nẻo đường thênh thang rộng mở, trời biển bao la, núi non trải rộng trùng phùng trong cõi tiêu dao.
8. Tật Ách: Cải trừ bệnh hoạn, hoán chuyển ngặt nghèo phiền muộn thành hỷ thái tâm an. Biến chuyển từ nguy thành yên, xấu thành an.
9. Tài Bạch: Hỷ mộng đắc kim, hoạnh tài bất ngờ, tiền bạc sung túc.
10. Tử Tức: Được nghĩa tử thảo kính săn sóc quan tâm, lấy sự dưỡng dục làm ân báo đền.
11. Phu/Thê: Nhất nhật phu thê – Bách nhật ân. Một ngày nên nghĩa để một trăm ngày ân tình; cảm nhận được sự cảm xúc vô biên miên man trong đắm say, trong khát khao của tình yêu.
12. Huynh đệ: Được anh em kết nghĩa keo sơn gắn bó như tay với chân, như xương với thịt. Huynh đệ ngoại huyết còn thâm sâu bền chặt hơn nội huyết.