Lời Phật dạy về Sám Hối – Làm người ai cũng phải biết Hối lỗi
Trong cuộc sống này, ai trong số chúng tai ai cũng đã từng gặp phải ít nhất một lỗi lầm trong đời, cuộc đời này ai cũng gặp phải tội lỗi. Thế nhưng không phải ai cũng biết được cách nhìn ra lỗi lầm của mình.
Ngay từ khi còn nhỏ, ai cũng được bố mẹ và thầy cô giáo dục nên nói lời xin lỗi khi mắc lỗi. Xin lỗi đúng lúc và đúng cách giúp nuôi dưỡng tâm hồn và tính cách của mỗi người.Nhận ra lỗi lầm và tiến hành sửa chữa,hành động này giúp vơi bớt nghiệp xấu, giúp con người tìm lại được sự an yên thực sự trong tâm. Nhờ có sám hối mà con người có thể cải tà quy chính, loại bỏ được gốc rễ tội ác tồn tại sâu bên trong tâm.
Theo lời Phật dạy thì việc nhìn ra và sửa chữa lỗi lầm được gọi là sám hối. Sám hối là nhận ra lỗi lầm của bản thân, có thái độ ăn năn sửa lỗi và quyết không tái phạm về sau.Ngày hôm nay hãy cùng Kênh Tử Vi chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về sám hối theo lời phật dậy nhé
I.Sám hối là gì?
Tất cả chúng sanh còn trôi lăn luân hồi, còn xuống lên, chìm nổi giữa dòng sinh tử ái hà; còn bập bềnh lặn hụp giữa đại dương sinh tử khổ đau; còn lang thang phiêu bồng và vô định trên mọi nẻo vinh quang hư ảo lẫn tối tăm mịt mùng nơi ba cõi, sáu đường – thì không một ai có nội tâm được trắng bạch như vỏ ốc.
Không một ai được hoàn toàn vô tội, trong sạch. Ai cũng có nhiều nhiễm ô, bụi bặm, dơ dáy, phiền não. Bụi trần và tội lỗi lâu đời, nhiều kiếp phủ dày trong tâm trí chúng ta như tro xỉ, như bụi than.Ngoại trừ những “tội lỗi” (Tạm dùng theo cách hiểu của nhiều người, chứ Phật giáo không nói đến “tội lỗi” như quan niệm của thế gian mà chỉ nói về nghiệp: Ác nghiệp hay thiện nghiệp.
Tội là do ác nghiệp sanh ra.) tiền khiên, ngủ ngầm, ẩn kín trong khu rừng già hoang nguyên, âm u, bí mật nhiều đời của “tự ngã”; chúng ta không thấy, không biết nên không thể sám hối được. Nhưng những tội lỗi chúng ta đã làm trong kiếp hiện tại, nếu không phải là ngũ nghịch đại tội, mà chỉ do thân, khẩu, ý bất tịnh thì đều có thể sám hối được cả.
Theo Phật giáo, sám hối theo cách hiểu thông thường chính là nhận biết các lỗi lầm của mình đã gây ra và ăn năn, sửa lỗi rồi hứa không tái phạm sai lầm này cho đến sau này.Một khi chúng ta muốn cho lòng mình cảm thấy thảnh thơi, nhẹ nhõm và trút bỏ đi hết những tội lỗi cho tâm hồn thư thái thì chúng ta phải tìm cách tẩy trừ cho hết những bụi bặm của lỗi lầm bản thân gây ra. Trong đạo Phật, phương pháp tẩy trừ đó gọi chung là sám hối.
Chữ sám trong tiếng Phạn được gọi là “samma”, trong tiếng Hán dịch ra là “hối quả”. Trong Kinh Pháp Bảo Đàn có nói rằng: “Sám giả sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối kỳ hậu quả”. Nghĩa là, Sám là ăn năn hối lỗi trước, còn Hối chính là chừa bỏ những lỗi lầm về sau.
Nếu như chỉ dùng một chữ “sám” hay là một chữ “hối” thì chưa đủ nghĩa, bởi thế mà đạo Phật từ xưa đến nay đã ghép hai chữ lại với nhau đó là một từ “sám hối”, trong tiếng Việt dịch ra là “ăn năn chừa lỗi”.
Nghĩa của từ “sám hối” đã bao hàm ý ăn năn, hối hận bởi vì những lỗi lầm bản thân đã gây ra trong quá khứ đồng thời hứa từ giờ về sau sẽ không bao giờ tái phạm. Và nếu như chỉ ăn năn mà vẫn còn tiếp tục phạm phải thì sẽ không bao giờ theo đúng nghĩa của từ sám hối trong đạo Phật nữa.
II.Lý do vì sao ta phải sám hối?
Con người sống trên đời, chẳng mấy ai không mắc phải sai lầm. Cõi đời cũng được coi là cõi trần, mà một khi đã là cõi trần thì chẳng có ai hoàn toàn trong sạch.Bụi trần cũng đã phủ lên thân ta rồi len lỏi trong từng tế bào của ta. Chúng đã che mờ mắt khiến cho chúng ta không nhìn thấy con đường chính đạo, lầm đường lạc lối và vẩn đục tâm hồn.
Theo đạo Phật, sám hối cũng có thể hiểu đơn thuần là một lời xin lỗi. Đây chính là một hành vi đạo đức của con người khi mà họ gây ra lỗi lầm cũng như muốn được người bị tổn thương tha thứ.Lời xin lỗi cũng là bài học mà chúng ta được cha mẹ, thầy cô dạy dỗ từ khi còn tấm bé và đó cũng là điều rất cần thiết trong cuộc sống.
Vậy nhưng chẳng phải ai cũng có thể hay bằng lòng nói ra được lời xin lỗi. Con người chúng ta thường bị chính sự chấp ngã và chấp thủ của mình ghì chặt lại.Còn chấp ngã chính là đề cao cái tôi của bản thân và dù biết mình sai, mình có lỗi nhưng cũng không chịu chấp nhận lỗi bởi vì sợ đánh mất giá trị của bản thân mình khiến người khác tỏ rõ sự coi thường.
Có thể thấy, chấp thủ là khăng khăng và cố chấp cho rằng bản thân mình luôn đúng, còn người khác thì luôn sai – Đó còn gọi là tính bảo thủ.Chính vì thế, đối với những người như vậy, lời xin lỗi cũng trở nên vô cùng nặng nề, khó mà nói ra.
Sống ở trên đời, đã là con người thì chúng ta cũng có đôi lần sẽ mắc phải những lỗi lầm ở trong cuộc sống này và đó chính là cái “nghiệp”. Vậy nên, bao giờ mới trả được hết nghiệp? Và đây cũng là thắc mắc muôn thuở của đời người.
Như thế, nghiệp nặng hay nghiệp nhẹ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có bao gồm cả việc bản thân mình sai và sửa sai như thế nào. Một khi làm được điều này cũng sẽ giúp cho chúng ta nhận được sự kính trọng từ người khác, khiến cho lòng nhẹ nhõm và thư thái. Nhờ thế mà “nghiệp” cũng vơi nhẹ đi.
III.Ý nghĩa của từ sám hối trong đạo Phật
Trong cuộc đời này, ai cũng sẽ tạo ra tội và nó cũng sẽ tiếp diễn từ kiếp này sang kiếp khác chẳng bao giờ dừng. Lý do là vì chúng ta là người phàm và bị những suy nghĩ phàm tục cũng như cái lợi trần thế nên mãi sống trong sự u mê và luôn có những suy nghĩ hay hành động sai trái gây tổn thương người khác.
Để từ đó, hình thành nên tội nghiệp nghĩa là do tội lỗi mà gây ra. Mặc dù vậy những tội nghiệp đó không chỉ đời này mới có mà nó đã tích tụ từ nhiều đời nhiều kiếp. Đó cũng là nguyên nhân khiến chúng ta mãi quẩn quanh trong vòng luân hồi, nhân quả.
Ở trong lời Phật dạy, sám hối giúp con người hiểu ra mọi tội lỗi ở trên đời đều do mười điều ác mà nên.
10 điều ác đó bao gồm:
+ 3 điều về “thân” đó là sát sinh, trộm cắp, tà dâm
+ 4 điều về “khẩu” (miệng) đó là nói dối, nói lời hung ác, nói lời thêu dệt, nói lời gây chia rẽ
+ 3 điều về “ý” đó là tham, sân, si
Con người chúng ta một khi gây ra lỗi lầm thường thấp thỏm không yên. Nhưng chỉ cần thành tâm sám hối thì sẽ thấy lòng an nhiên, tâm hồn trở nên nhẹ nhõm. Sám hối còn giúp chúng ta diệt trừ đi tính xấu và ngăn chặn những lỗi lầm có thể xảy ra trong tương lai. Vậy mà con người ta muốn trả được hết nợ trong kiếp này, tiêu tan đi mọi tội lỗi của quá khứ để tương lai dần nhẹ nghiệp. Chính vì thế, sám hối là điều dĩ nhiên mà mọi người cần thực hiện
IV.Đức Phật dạy những cách sám hối
Lời Đức Phật dạy về sám hối có nói rằng, mọi tội lỗi đều do cái tâm của con người tạo nên. Những kẻ gieo trồng giống xấu thì sẽ ăn trái sâu dở, còn những người trồng giống quý thì sẽ được hưởng quả ngon ngọt.
Sám hối từ thân nghiệp trước và tiếp theo là sám hối đến miệng. Nếu như đời trước đã tạo khẩu nghiệp thì đời này dù có nói đúng và hay nói mỏi miệng cũng chẳng có ai nghe.Có thể thấy trên bước đường tu, con người phải biết tránh xa các nghiệp từ miệng. Chúng ta cần nói đúng, nói đủ và nói những điều có chất lượng. Còn một khi đã dính vào điều thị phi thì tốt nhất mình nói ít hoặc là không nói. Chỉ có như thế lỗi lầm mới không sinh ra và từ đó cũng tự khắc tiêu trừ
Con người một khi đã biết sám hối thân và giữ khẩu nghiệp thanh tịnh, tiếp đến là sám ba nghiệp của ý “tham, sân, si”. Bởi vì ba nghiệp này chính là cội nguồn của mọi tội lỗi.Chúng ta không nên để những suy nghĩ tham lam và bực tức hay đố kỵ điều khiển những lời nói và hành động.
Khi lòng đang bực thì dù làm gì hay nói gì cũng không tốt. Một khi lòng đang tham thì dù có nhìn nhận cũng chẳng thể khách quan. Và lòng đang ghen ghét thì nhìn cái gì cũng cảm thấy nó xấu xa.
Sám hối hết thảy tham, sân, si để cho tâm lắng yên và trí tuệ minh mẫn cũng sẽ thấy được những điều tốt đẹp. Đó mới chính là sự sám hối chân chính.Dù vậy, một khi nhắc đến sám hối thì nhiều người chỉ chăm chăm nghĩ rằng liệu sám hối có giúp cho bản thân xóa được tội lỗi và giảm được nghiệp nặng hay không?
Lời Đức Phật dạy về sám hối có nói rằng, trên thực tế, nếu như có xóa sạch được tội lỗi hay không đều không quan trọng bằng việc con người ta có nhận thức về hành động của mình để từ đó thay đổi lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày.
Trên đời này có những lỗi lầm đó là cố ý, nhưng cũng có những lỗi chỉ bởi sự vô tình không thể kiểm soát được gây ra. Bởi thế, chúng ta cần phải giữ cho mình thái độ biết hối lỗi để không bao giờ tái phạm mới là điều quan trọng.
Khi nhìn vào cách mà người khác đối xử với mình thì sẽ biết được quá khứ kiếp trước của chúng ta đã làm ra chuyện gì. Vậy nên, hãy lấy cuộc đời này để làm gương soi cho ta biết mình nên làm gì.
Cuộc đời con người đó chính là một quá trình tu hành để yêu cầu ta phải không ngừng vượt qua những nhược điểm của bản thân. Chỉ có thế mới mong xóa bỏ được tất cả những tạp niệm, tâm ma từ đó khiến con người lầm đường lạc lối để tìm về sự yên bình cho tâm hồn mình.
1.Sám hối những giới đã phạm
Nếu tội lỗi mà có hình tướng thì dẫu cả hư không vô tận kia cũng không chứa hết tội lỗi của chúng sanh đã tạo tác từ vô thủy đến nay. Quả vậy, chúng ta đã từ vô lượng kiếp trôi lăn, tội lỗi chất chồng lớp lớp, truyền nối nhiều đời thật không kể xiết được.
Vừa lọt lòng mẹ, chúng ta đã mang sẵn nhiều chủng nghiệp khác nhau, tạo nên những cá tính khác nhau. Ai ai cũng chứa đầy những giống loại tâm lý, tính tình, khả năng, thói quen, ác tật phức tạp. Những tham, sân, mạn, tật đố, hiềm hận, bạc ơn, phản phúc, bỏn xẻn…đã có đầy đủ ở trong mỗi chúng ta.
Các hạt giống này đã có sẵn, do duyên sanh, hiện hành… làm nhân, làm quả tương tục, liên miên, bất tận. Tất cả những “tiền khiên tội lỗi” ấy, chúng đã đâm chân mọc rễ nhiều đời, mọi phương cách sám hối đều không thể rửa sạch. Chỉ có tu tuệ quán mới có thể bứng nhổ được, không còn sanh khởi.
Tuy nhiên, những tội lỗi chúng ta làm trong hiện tại, sau khi sám hối, nguyện ăn năn chừa bỏ, chúng ta sẽ thấy thân tâm thư thái, nhẹ nhàng, sẽ không còn bị ám ảnh về tội lỗi nữa. Thoát khỏi ám ảnh tội lỗi (Tâm sở hối (kukkucca): Là trạng thái tâm hối hận, ray rứt, bất an, nóng nảy, lo lắng, bồn chồn, sợ hãi… nên thuộc về tâm sở bất thiện.
Ngược lại là ăn năn sám hối; sau khi ăn năn sám hối, tâm ta trở nên lắng dịu, nhẹ nhõm, thư thái thuốc về tâm sở thiện (khinh an: kāyalahutā – cittalahutā)) là ý nghĩa rất quan trọng, rất có lợi ích do nhờ sám hối đúng đắn mang lại.
2 Sám hối từ nay về sau xin chừa bỏ
Khi đã xin từ bỏ thì sẽ không còn dám tái phạm, từ nay về sau cố gắng sống cho tốt hơn, cố gắng phát triển những hạnh lành, những đức tính thanh cao.Quả vậy, nếu xấu ác là quá nhiều như hư không vô tận không thể chứa hết thì những hạnh lành, những đức tính tốt đẹp, cao cả ở trong tâm chúng ta có được từ “vô thỉ dĩ lai” (Vô thỉ dĩ lai: Vô thỉ là không có đầu, lai là lại; ý nói “từ khởi thủy rất lâu xưa đến nay”.) cũng nhiều đến vô biên vô lượng.
Những đức tính ấy, những thiện pháp thanh lương và cao sáng ấy ví dụ như: chân thật, nhẫn nại, từ ái, đức tin, tấn, niệm, vô tham, vô sân, tàm, quý…Ý nghĩa sám hối không chỉ đơn thuần là chừa bỏ ác xấu mà còn phát triển những hạnh lành nữa vậy. Phải làm cho những cái xấu ác không có cơ hội nẩy nở, tăng trưởng; mà chúng ta phải tạo duyên, điều kiện tốt cho những mầm giống thiện nẩy sinh, đâm chồi, ra hoa, kết trái nữa.
Nói tóm lại, nhờ sám hối, con người có thể cải hóa được những cái xấu ác trong lòng mình, có thể được an vui, thanh thản do si mê đã lỡ tạo tác ác nghiệp, phạm giới trong quá khứ. Ngoài ra, lại còn có cơ hội phát triển những đức tính tốt đem lại hạnh phúc cho mình và người.