Cha mẹ qua đời con cái cần kiêng kỵ 3 điều này để tránh gia vận sa sút
Ai ai trong số chúng tai cũng phải trải qua sinh, lão, bệnh, tử, để rồi ai rồi cũng sẽ có một ngày già đi và sẽ ra đi mãi mãi. Cha mẹ của chúng ta cũng như vậy, đến một ngày nào đó, họ cũng sẽ già và cũng sẽ chết đi
Việc mất đi người mà bạn thương yêu, người luôn bên cạnh và đông viên bạn hẳn là một điều vô cùng khó để bạn có thể chấp nhận được. Nhưng đó sẽ là một thực tế không thể nào thay đổi được. Chúng ta không thể thay đổi quy luật của cuộc đời này, và bạn phải chấp nhận một sự thật rằng tất cả chúng ta đều đã và đang mất đi những người thân dù muốn hay không và ngay cả chúng ta cũng vậy. Rồi một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ nằm yên dưới đất.
Việc người thân mất là một chuyện, nhưng sau khi họ mất đi, con cái họ sẽ thế nào, có hoà thuận ấm no hay như rắn mất đầu tranh giành đấu đá lẫn nhau, gia đình tan vỡ. Đây là một chuyện khác hoàn toàn mà không ai có thể biết được. Theo đó khi cha mẹ mất đi có 3 điều mà con cái cần phải kiêng kỵ để tránh cho gia vận sa sút. Vậy đó là 3 điều gì, để tìm hiểu thì ngày hôm nay chúng ta hãy cùng Kênh Tử Vi cùng nhau đi tìm hiểu nhé
I.Cha mẹ qua đời con cái phải để tang 3 năm
Cổ ngữ có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên”, đối với cổ nhân mà nói thì trăm cái đức, ngàn cái hạnh cũng không có cái nào có thể sánh bì với việc thủ hiếu giữ đạo làm con. Ngay cả các bậc vua chúa cũng luôn thủ đạo hiếu con, lấy thân làm mẫu cho vạn dân noi theo.
Ở đây có thể kể đến những bậc hiền nhân xưa như vua Trần Anh Tông. Vua Trần Anh Tông vốn dĩ ham mê uống rượu, nhưng vì một lần say rượu làm lỡ mất dự chầu, khi đó bị thái thượng hoàng Trần Nhân Tông trách phạt.
Vua Trần Anh Tông phải quỳ gối và dâng biểu tạ tội kiểm điểm bản thân mới được tha lỗi. Và cũng kể từ đó, vua Trần Anh Tông quyết tâm không uống rượu nữa. Mặc dù ở ngôi cao, vua Trần Anh Tông vẫn tôn trọng đạo hiếu, tuân theo lời dạy bảo của cha.
Hay như vua Tự Đức, đây có lẽ là ông vua duy nhất bị mẹ đánh đòn trong lịch sử nước ta. Năm đó, vua Tự Đức đi săn, chẳng may gặp phải trận lụt bất ngờ, không thể về kịp lo liệu ngày kỵ của tiên hoàng Thiệu Trị.Sau khi về đến cung điện, nhà vua vội vàng đội mưa đến quỳ tạ tội với mẹ là thái hậu Từ Dũ. Ông còn chủ động dâng roi mây, nằm xuống chịu đòn.
Nói đến chữ hiếu, chúng ta cũng không thể không nhắc tới Nguyễn Trãi, ông là tấm gương trung hiếu vẹn toàn trong lịch sử. Khi cha là Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt, Nguyễn Trãi đi theo cha đến ải Nam Quan, muốn cùng cha sang tận Trung Quốc hầu hạ nhưng cha ông khuyên ông trở về lo mưu nghiệp lớn chống Minh.
Nghe lời cha dặn, Nguyễn Trãi nếm mật nằm gai 16 năm ròng, sau này ông đã bày mưu tính kế, góp phần quan trọng giúp nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi.Đối với người xưa, việc bất hiếu là một đại tội không thể dung thứ, việc hiếu kính cha mẹ không chỉ là việc chăm sóc cha mẹ chu đáo về tinh thần và vật chất khi còn sống mà bao gồm cả việc lo tang hậu sự cho cha mẹ khi đã mất.
Trong cuộc sống phong kiến xưa kia khi cha mẹ qua đời con cái phải thủ hiếu 3 năm, trong khoảng thời gian này tuyệt đối không được kết hôn. Các quan viên cũng phải từ quan về nhà thủ hiếu cha mẹ ba năm, gọi là “Đinh hiếu”.
Theo tục xưa, trong khoảng ba năm này con cái không thể lên kinh ứng thí, thậm chí còn không được ở trong nhà mà phải làm lều cỏ bên mộ phần cha mẹ để trông nom, chăm sóc. Có thể đối với ngày này việc này là việc ngoài sức tưởng tượng của chúng ta, tuy nhiên ngày xưa nó thậm chí còn được nghi vào pháp chế.
Khi xưa, vua Chu Nguyên Chương khi đăng cơ đã quy định: “Trong ba năm tang chế, con cái không được ra ngoài gặp gỡ bằng hữu, phải mặc áo vải bố, mép vải thừa không được cắt tỉa, không được cắt tóc”.
Tăng Tử nói: “Thận chung truy viễn, dân đức quy hậu hĩ” nghĩa là, thận trọng lo tang lễ cho cha mẹ, thành kính lo cúng tế tổ tiên, như thế có thể làm cho phong tục, đạo đức của xã hội hàng ngày hướng theo sự trung hậu thành thật.
Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, lễ tang tế bái là biểu hiện cuối cùng của đạo hiếu, người xưa rất thận trọng trong tang lễ của cha mẹ. Vì vậy, văn hóa tang lễ truyền thống càng thêm long trọng, họ đều mong muốn chôn cất đàng hoàng cho cha mẹ đã khuất, bởi vì đây cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo. Ngoài việc báo hiếu ra, người xưa coi trọng tang lễ còn có một yếu tố quan trọng nữa đó là vận may của gia đình, chẳng hạn như cầu phúc cho đời sau.
Với nhiều ý nghĩa quan trọng như vậy, nên khi gia đình có người thân qua đời, người xưa rất thận trọng và có nhiều điều cần kiêng kị. Trong đó có 3 điều quan trọng không nên làm dưới đây mà bạn nên biết.
II.3 điều con cái cần kiêng kỵ khi cha mẹ qua đời
1.Điều kiêng kỵ thứ nhất : Con cái tranh giành tài sản
Trên thực tế, sự việc này rất phổ biến trong cuộc sống, đó là sau khi cha mẹ qua đời, con cái trong gia đình tranh giành tài sản với nhau, ngay cả thân tình cũng không để ý, thậm chí có người còn quay lưng lại với nhau trước tòa. Với những đứa con cái vì gia sản này, ngay cả huyết nhục tình thân cũng có thể không cần, đến cha mẹ còn không bằng việc để lại tài sản cho họ.
Nhiều bố mẹ lo lắng rằng nếu để lại một khoản tài sản lớn thì con sẽ ỷ lại, lười làm việc, không có chí phấn đấu. Thêm nữa, khi phân chia, con cái trong nhà cảm thấy không thoả mãn với cách phân chia của bố mẹ.
Cũng có không ít gia đình dạy con cái rằng cha mẹ chỉ hỗ trợ khi khó khăn, đừng kỳ vọng cha mẹ cho tài sản có sẵn, hay tự làm mà tiêu.Trước đây, số đông trong chúng ta vẫn hay có tư duy, khi con trai lấy vợ phải có nhà để đón dâu, bố mẹ sẽ lo cho con trai chỗ ở.
Nếu xác định rõ thì nên sang tên hoặc có di chúc, tránh tranh chấp với các con khác. Điều này hợp lý, con gái sẽ ít thắc mắc.Ngoài ra, con gái đi lấy chồng làm dâu. Nếu lấy được nhà chồng có điều kiện, sẽ được nhờ vả nhà chồng. Nếu không thì cha mẹ cũng có dành khoản giúp đỡ để con khỏi khó khăn.
Nhiều nhà con trai kinh tế vững vàng hơn, bố mẹ sẽ ưu tiên cho con gái. Điều quan trọng, họ dạy con cái tự lập, không dựa dẫm vào tài sản thừa kế. Nhà của bố mẹ là nơi tụ tập quây quần, là nơi các con trở về, không phải là món hời để tranh chấp.
Cái gốc của mọi vấn đề vẫn nằm ở yếu tố gia đình, sự dạy bảo của bố mẹ. Nếu một gia đình có sự gắn kết, yêu thương bền chặt và được trau dồi, giáo dục từ nhỏ sẽ hiếm có trường hợp “anh em tương tàn vì tài sản”.
Bố mẹ làm lụng cả đời, bán lưng cho đất bán mặt cho trời cũng chỉ mong tích cóp tiền bạc nuôi con cái khôn lớn lên người. Thế nhưng, chúng chẳng những không hiểu lại còn đòi hỏi quá đáng, tranh chấp lẫn nhau về tài sản mà cha mẹ để lại, liệu gia đình đó có còn thịnh vượng nữa hay không
Kể cả là bố mẹ có điều kiện, nhiều tài sản mà con cái cứ đua đòi, ăn chơi, tranh chấp lẫn nhau thì tiền của cũng “đội nón” ra đi hết mà thôi. Bởi vậy mới nói, con cái hư hỏng chính là 1 trong những điềm báo cho thấy gia đình sa sút, cần hết sức lưu ý.
Anh chị em ruột mà xảy ra mâu thuẫn, cãi cọ, thậm chí từ mặt nhau thì đó chính là điềm báo gia đình sa sút. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến trực tiếp người trong cuộc mà khiến bố mẹ vô cùng đau lòng.
Nội bộ gia đình lục đục cũng tạo cơ hội cho những kẻ có tâm địa xấu lợi dụng, công kích để mâu thuẫn trở nên đỉnh điểm. Càng thấy các bạn “xâu xé” lẫn nhau thì họ lại càng hả hê, thỏa mãn.
Nếu nhìn thấy máu mủ ruột thịt của mình quay lưng lại với nhau, linh hồn của cha mẹ trên trời có thể không phù hộ cho họ. Để tranh giành gia sản mà trở mặt, gia đình như vậy sớm muộn gì cũng sẽ đi xuống.
2.Điều kiêng kỵ thứ hai : Thủ tang chưa hết tận tình hưởng lạc.
Người xưa đặc biệt coi trọng việc để tang, sau khi cha mẹ qua đời, con cái phải để tang ba năm, trong thời gian để tang không được mặc đồ xanh đỏ, càng không được ăn uống, vui chơi hưởng lạc. Tại sao cha mẹ mất phải tròn 3 năm để tang báo hiếu? Bởi vì đứa con phải được cha mẹ ôm ấp 3 năm mới có thể rời khỏi vòng tay cha mẹ.
Tục lệ 3 năm giữ hiếu của người xưa nhìn như cổ hủ, nhưng thực ra lại có lý. Trên thực tế, khi còn bé cha mẹ ôm chúng ta trong tay, đâu chỉ ôm 3 có năm; nếu cha mẹ qua đời, con cái liền tận tình đắm chìm trong nhục dục, chẳng phải là bất nhân bất nghĩa sao?
Cho nên thủ tang chưa hết tận tình hưởng lạc, đây kỳ thật cũng là khởi đầu cho sự suy tàn của gia đình.Câu nói: “Người trong thiên hạ vì lợi mà đến, người trong thiên hạ vì lợi mà bôn ba.” Vật chất là một thứ thực sự rất cám dỗ. Mọi người ai cũng muốn ăn món ăn ngon nhất, mặc loại quần áo đẹp nhất và sống trong ngôi nhà lớn nhất. Tất cả những điều này đều là thứ mà mọi người luôn khao khát.
Trong một gia đình, nếu ai cũng ham mê vật chất, chỉ ham hưởng thụ, vì phút sung sướng nhất thời của bản thân mà quên đi chí tiến thủ, thì cuối cùng nhất định sẽ trắng tay.Người ham mê hưởng lạc luôn muốn với tới những thứ lấp lánh đầy mê hoặc ở bên ngoài và coi đó là của cải vĩnh cửu mà bỏ qua những nhân tố quan trọng khác.
Nếu không kịp thời ngăn cản loại ham muốn này, thì cuối cùng tất sẽ dẫn đến sự suy thoái của bản thân và gia đình. Thử hỏi một gia đình được cấu thành từ những người như vậy thì làm sao có thể hưng thịnh được?
Hãy luôn nhắc nhở mọi thành viên trong gia đình và chính bản thân rằng đừng quá coi nặng công danh lợi lộc, chúng ta có thể phấn đấu để đạt lấy một mức độ công danh nhất định, nhưng đừng quá đặt nặng và quan trọng hóa nó. Vì còn gì quan trọng hơn là giữ được một tâm hồn thanh tĩnh, sống trên đời và làm những việc mình thích làm, ngày qua ngày hiện hữu bình yên trong từng giây phút.
3.Điều thứ kiêng kỵ thứ ba : Gia phong thay đổi lớn
Nền nếp gia phong không phải là lễ giáo phong kiến, tất nhiên lễ giáo phong kiến có tác động ảnh hưởng tới nó. Nền nếp gia phong xuất phát từ cuộc sống của nhân dân tái tạo nên qua thực tiễn lao động sản xuất và chiến đấu chống quân xâm lược.
Nó hình thành từ mối quan hệ giữa con người với con người, từ lòng nhân ái, tình yêu thương, thuần phong mỹ tục của dân tộc được thấm đẫm trong tâm hồn mỗi người, bởi vậy nó mang tính nhân văn cao cả. Ở đó đòi hỏi mọi người tu dưỡng theo khuôn phép, kỷ cương của một gia đình nhưng không phải là luật lệ khắt khe phong kiến, cứng nhắc, mang tính ép buộc.
Cho nên, nền nếp gia phong đã trở thành cốt lõi, là nền tảng để gia đình truyền thống phát triển bền vững cho đến ngày nay.Khổng Tử nói: “Phụ tại quan kỳ chí, phụ một quan kỳ hạnh, tam niên vô cải ư phụ chi đạo, khả vị hiếu hĩ”; nghĩa là, cha còn thì xem nơi chí của con, cha mất xem ở nết của con, ba năm không thay đổi đạo của cha, thì có thể gọi là hiếu thảo vậy”.
Gia đình thời xưa đều do cha mẹ làm chủ, con cái phải tuân thủ quy củ, mỗi lời nói, hành động đều là cha mẹ quản giáo và ước thúc. Sau khi cha mẹ qua đời, con cái vẫn có thể tuân theo lời dạy của cha mẹ, có thể giữ gìn gia phong, gia huấn nhất quán, kiên trì, đó chính là kiên trì hiếu đạo, đáng khen ngợi.
Nếu sau khi cha mẹ qua đời, con cái mất đi ràng buộc, bắt đầu không tuân thủ quy tắc, con cái trong nhà không thể duy trì gia phong, gia huấn, giống như ngựa hoang chạy lung tung muốn làm gì thì làm, gia đình này nhất định sẽ xuống dốc.