Tháng cô hồn 2023 kiêng kỵ điều gì để cả tháng không gặp phải xui xẻo
Mỗi năm cứ vào tháng 7 âm lịch là người ta lại lo lắng, thận trọng từ việc nhỏ đến lớn. Bất luận làm việc gì trong tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng cô hồn, mọi người đều rất cẩn trọng và coi đây là một tháng dễ gặp nhiều đen đủi nhất trong năm. Đặc biệt những người làm ăn kinh doanh thường kiêng dè vào tháng này, mà thực tế cho thấy vào tháng này người ta cũng ít khi làm được việc mà đa phần chỉ toàn gặp chuyện xui xẻo.
Dân gian gọi tháng 7 âm lịch là tháng của cô hồn. Vậy tháng cô hồn là gì? Vì sao người ta lại gọi với cái tên như vậy? Tại sao tháng 7 âm lịch lại đặc biệt như vậy, trong tháng 7 có phải kiêng kỵ gì hay không thì ngày hôm nay xin kính mời quý anh chị và các bạn hãy cùng Kênh Tử Vi chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong video dưới đây nhé
I.Tháng cô hồn là thế nào?
Vào tháng 7 âm lịch hàng năm người ta sẽ gọi là tháng cô hồn. Sở dĩ người ta gọi như thế là vì vào thời gian này, các linh hồn người chết và ma quỷ đói được quay về dương gian. Đây là cách gọi theo Đạo giáo của người Trung Quốc, vào ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan để quỷ đói được trở về với cõi trần và cho đến đúng đêm 14/7 các linh hồn này sẽ phải trở lại địa ngục ví lúc này cánh cửa địa ngục sẽ đóng lại.
Tháng cô hồn chỉ bắt đầu từ 2/7 âm lịch đến 12h ngày 14/7 âm lịch. Qua 12h là ma quỷ sẽ quay trở về địa ngục. Vào thời gian này trong năm người ta thường kiêng cử rất nhiều thứ, tránh làm những chuyện trọng đại trong những ngày này như xây nhà, mua nhà, mua xe hay làm ăn,… vì sợ gặp vận xui.
Người dân thường cúng cô hồn vào 3 ngày là mùng 2, 15, 16.7 và thường cúng vào buổi chiều tối. Nhiều người gọi rằm tháng 7 là “Tết quỷ” nhưng thật ra khái niệm này là của Đạo giáo Trung Quốc. Còn người Việt gọi đây là dịp “Địa quan xá tội” hay “Xá tội vong nhân”.
II.Vì sao tháng cô hồn nhiều âm khí?
Dưới góc nhìn từ bộ môn Lý học, Âm Dương ngũ hành tức là bộ môn nghiên cứu từ cổ xưa về các vấn đề tương tác của vũ trụ và trái đất lên cuộc sống của con người thì tháng 7 âm lịch hoàn toàn không liên quan tới vong, ma và thế giới của những người đã khuất.
Tháng 7 âm lịch là khoảng thời gian vị trí của Trái Đất khi quay theo quỹ đạo quanh Mặt Trời ở vị trí gần xa nhất nhưng ngày lễ, tết của chúng ta lại dựa vào nền tảng của Lý học, tức là hệ thống lịch Can chi.
Tháng 7 âm lịch có Thiên can là Âm Thủy và thiên can Quý đang quản trung cung, do vậy theo Lý học Việt thì tháng này âm khí rất vượng. Thiên Can là hình tượng mô tả quy luật tương tác từ bên ngoài tới Trái Đất và ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy tháng này có thời tiết phổ biến là mưa gió, lũ lụt… làm không khí ẩm ướt. Tháng 7 âm khí cực vượng vào ngày 15 thì được coi là khí âm thoát lên từ lòng đất mà xưa kia người ta cho rằng cái gì thuộc về âm tức là cõi âm là ma quỷ.
Chính từ đó, dân gian cho rằng đây chính là tháng của vong hồn lên ngao du cõi dương từ góc nhìn thần thánh, ma quỷ, vong hồn.
Theo tín ngưỡng của người Việt, tháng 7 âm lịch là khoảng thời gian linh hồn người chết và quỷ đói được quay trở về dương gian. Vì vậy, cúng cô hồn có ý nghĩa giúp đỡ những linh hồn đói khổ đã khuất. Ngoài ra, cúng cô hồn cũng là cách để người dương tránh gặp xui xẻo trong tháng 7 cũng như tích đức, tích phước cho con cháu, xóa tội cho vong linh của người thân đã khuất.
Cũng vì quan niệm như thế mà từ xa xưa, người Việt có những điều kiêng kỵ đặc biệt trong tháng cô hồn:
III.Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn
1.Tháng cô hồn – Kiêng phơi quần áo vào ban đêm
Theo quan niệm dân gian, trong tháng cô hồn, nếu phơi quần áo vào ban đêm thì các cô hồn vất vưởng không người thờ cúng sẽ “mượn đồ” và để lại “quỷ khí”. Những ai mặc đồ từng bị cô hồn mượn rất dễ gặp phải điều xui xẻo.
Tuy nhiên, theo dưới góc độ khoa học, tháng 7 âm lịch thường mưa nhiều, đặc biệt là vào ban đêm. Không chỉ vậy, độ ẩm không khí cũng cao, nếu không kịp cất quần áo thì khí ẩm rất dễ ngấm vào quần áo, khiến vi khuẩn phát triển, gây hại cho sức khỏe người mặc.
2.Tháng cô hồn – Tránh các hoạt động dưới nước
Không nên bơi lội trong tháng cô hồn, đặc biệt là ở sông, hồ,… vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trặc trẹo chân, thậm chí là đuối nước.
Trên thực tế, tháng 7 âm lịch thường xảy ra mưa bão, lũ lụt khiến mực nước sông dâng cao, đất đá dễ bị lở. Nếu không cẩn thận, người chơi dưới nước trong thời gian này rất dễ bị trượt chân, gặp nguy hiểm.
3.Tháng cô hồn – Không hù dọa người khác
Nhiều người cho rằng, hù dọa người khác hoặc bất ngờ vỗ vai, vỗ đầu làm họ giật mình “hồn bay phách lạc” thì người đó rất dễ bị ma quỷ xâm nhập. Tuy nhiên, nếu đang đi trên đường mà bất ngờ bị hù dọa thì ai mà chẳng sợ hãi, chắc chỉ có những người “thần kinh thép” mới không bị dọa. Hơn nữa, cùng những câu chuyện ma mị từ xa xưa về tháng cô hồn thì mọi người lại càng sợ hãi hơn.
4.Tháng cô hồn – Không thổi còi, thổi sáo vào ban đêm
Cái này không cần phải chờ tới tháng 7 âm lịch, bạn chỉ cần tưởng tượng ban đêm tĩnh mịch bỗng dưng nghe thấy tiếng ai đó thổi còi, thổi sáo, chơi nhạc cụ mà xem. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy chút sợ hãi và khó chịu vì bị quấy rầy giờ nghỉ ngơi phải không nào.
5.Tháng cô hồn – Không réo tên nhau lúc nửa đêm
Theo quan điểm dân gian, những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, có thể gọi bạn đi theo về cõi âm. Trên thực tế, đi trên đường lúc nửa đêm đã đủ sợ rồi, nên bất ngờ nghe ai đó gọi tên sẽ khiến bạn sợ hãi tới “hồn bay phách lạc”.
6.Tháng cô hồn – Không quay đầu nhìn lại ngay khi nghe ai đó gọi tên
Khi đi qua những nơi vắng vẻ hoặc đi một mình vào ban đêm trong tháng cô hồn, bạn không quay đầu nhìn lại ngay khi nghe ai đó gọi tên hoặc có cảm giác “hình như” có người đang đi theo mình, vì đó có thể là do ma quỷ trêu chọc. Tuy nhiên, nếu ai đó gọi tên thì theo phản xạ bình thường, bạn sẽ sững sờ một lúc rồi mới quay đầu nhìn lại xem đó là ai. Đây có thể coi là một cơ chế bảo vệ tự nhiên của con người.
7.Tháng cô hồn – Không treo chuông gió đầu giường
Dân gian cho rằng không nên treo chuông gió đầu giường trong tháng xá tội vong nhân vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ. Khi con người đi ngủ, chúng sẽ kéo đến quấy phá giấc ngủ của bạn, khiến bạn ngủ không ngon giấc, dễ gặp ác mộng.
Theo các chuyên gia phong thủy, chuông gió thường được làm từ kim loại, tre, gỗ, gốm…, phát ra những âm thanh đặc biệt có khả năng khắc chế năng lượng xấu, làm giảm hung khí án ngữ, giúp lưu chuyển luồng khí tốt và tăng năng lượng tích cực khi được treo đúng nơi. Tuy nhiên, nếu treo chuông gió ở đầu giường sẽ khiến bạn bị khó ngủ, thậm chí là mất ngủ, không tốt cho sức khỏe.
8.Tháng cô hồn – Tránh mua nhà, cưới hỏi, động thổ
Người xưa cho rằng, các vong hồn quay trở lại dương gian vào tháng 7 âm lịch sẽ đi phiêu bạt bên ngoài để quấy phá công to việc lớn của người trần. Tuy đây là quan niệm mê tín nhưng cho rằng “có kiêng có lành” nên không ít người vẫn tránh làm những việc lớn như động thổ, xây nhà, cưới hỏi, mua nhà, mua đất,…
Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học, tháng 7 là tháng mưa nhiều, thường xảy ra bão lũ, những việc quan trọng kể trên đều khiến gia chủ vất vả và không đảm bảo chắc chắn yếu tố thành công. Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có khí hậu, thời tiết khác nhau nên khi có điều kiện, họ vẫn tiến hành những việc này trong tháng 7 âm lịch.
9.Tháng cô hồn – Kiêng đốt vàng mã tùy tiện
Nhiều người cho rằng, tháng cô hồn là tháng của quỷ đói, chúng thiếu thốn mọi thứ nên thường đi lang bạt khắp nơi. Nếu tùy tiện đốt vàng mã, ma quỷ dữ sẽ kéo tới tranh cướp tiền vàng và mang xui xẻo đến cho gia chủ.
Trong kinh Phật, không nên đốt vàng mã cho người quá cố. Trong ngày lễ Vu lan báo hiếu, con cái có thể ăn chay niệm Phật để tưởng nhớ những người đã khuất thay vì đốt vàng mã tùy tiện. Bởi lẽ, đốt vàng mã vừa không mang lại lợi ích cho người âm mà lại còn gây lãng phí tiền bạc.
10.Tháng cô hồn – Kiêng nhặt tiền rơi
Theo quan điểm dân gian, những thứ đã cúng như tiền âm phủ, tiền thật… đều thuộc về thế giới tâm linh, do đó nếu bạn nhìn thấy cũng không nên nhặt mang về nhà. Tuy nhiên, khoa học chưa ai chứng minh được rằng nhặt tiền rơi trong tháng 7 âm lịch sẽ gặp họa và ngược lại, nếu tuân thủ mọi điều sẽ gặp an lành.
11.Tháng cô hồn – Hạn chế mua xe trong tháng cô hồn
Không chỉ nên hạn chế mua nhà, xây cất nhà, mở rộng kinh doanh trong tháng “cô hồn”, người làm ăn kinh doanh cũng được khuyên hạn chế mua xe, vì theo quan niệm dân gian làm điều này có thể không mang lại may mắn khi bạn sử dụng chiếc xe đó.
12.Tháng cô hồn – Hạn chế thức khuya, đi đêm về hôm, nhất là sau 12 giờ khuya
Những người làm ăn kinh doanh thường phải đi lại, quan hệ với đối tác nhiều, chính vì thế khó tránh được việc đi đêm, về hôm, hay nhiều đêm phải thức khuya, thâu đêm. Tuy nhiên, trong tháng 7 âm lịch bạn cũng nên hạn chế điều này, nhất là ở khung giờ sau 12h đêm. Vì theo như quan niệm dân gian, thời điểm đêm khuya cơ thể bạn sẽ mệt mỏi, tinh thần bạn bị hao tổn, suy nhược nhiều và do đó dễ nhiễm khí xấu trong tháng cô hồn.
13.Tháng cô hồn – Kiêng không nhắc tới điều rủi ro
Có thờ có thiêng có kiêng có lành, nhiều người cho rằng cần đặc biệt tránh và không nhắc tới những điều rủi ro, xui xẻo vào ngày đầu tháng, nhất là ngày mùng 1 để đuổi vận xui đi càng xa càng tốt. Việc kiêng này thật ra không chỉ trong ngày đầu tháng cô hồn mà có thể áp dụng đều đặn với người làm kinh doanh hàng tháng.
14.Tháng cô hồn – Kiêng xuất tiền của hoặc vay mượn đầu tháng
Vào ngày đầu tháng, đặc biệt là ngày mùng 1 tháng cô hồn, mọi người thường kiêng xuất tiền, của vì sợ rằng bản thân sẽ bị “dông” cả tháng, hao tài tán lộc. Đồng thời, những người kĩ tính hoặc kinh doanh buôn bán cũng kị việc vay mượn, trả nợ hoặc đòi tiền vào ngày mùng 1 hàng tháng.
15.Tháng cô hồn – Kiêng ăn vụng đồ cúng
Đúng theo tâm lý, thói quen bấy lâu của người Việt, đồ cúng không được nếm hay ăn thử trước khi đặt lên bàn thờ. Ngày mùng 1 tối kị việc ăn vụng đồ cúng trước khi thắp hương và thành kính khấn xin, tránh rước tai họa vào mình.
16.Tháng cô hồn – Kiêng nói bậy, chửi tục
Thường người ta kiêng văng tục chửi bậy khi đang sinh hoạt trong không gian tâm linh (như đình, đền, chùa, phòng thờ, nơi đặt ban thờ gia tiên…) vào ngày mùng 1, ngày rằm và cuối tháng âm lịch. Có quan niệm cho rằng, nếu đầu tháng mà nói bậy chửi tục thì cả tháng sẽ gặp những chuyện thị phi.
17.Tháng cô hồn – Kiêng quan hệ nam nữ
Người phương Đông xưa nay vẫn cho rằng, vào các dịp đặc biệt như Tết cổ truyền, mùng 1 và ngày rằm, nhất là ngày đầu tháng cô hồn, các cặp đôi nên hạn chế gần gũi yêu đương để tránh kinh động tới đấng thiêng liêng và không mắc tới xui xẻo, đen đủi không đáng có. Chính vì thế nếu có hỏi rằng, tháng cô hồn kiêng gì, không ít người sẽ nói, kiêng quan hệ nam nữ.
18.Tháng cô hồn – Kiêng không nên cắt tóc
Nhiều người kĩ tính vẫn cho rằng, cắt tóc là việc không nên làm vào ngày đầu tháng, đặc biệt là ngày mùng 1 âm lịch tháng cô hồn. Họ cho rằng, cắt tóc sẽ khiến tài lộc tiêu hao suốt 30 ngày trong tháng, chính vì thế cần tránh tối đa làm việc này để kiêng kị trong tháng cô hồn việc bị hao tài tán lộc trong tháng cô hồn.
19.Tháng cô hồn – Kiêng ăn một số món
Theo quan niệm dân gian, nếu ăn những món mùng 1 đầu tháng (hoặc từ mùng 1 tới mùng 10 hàng tháng) là khá đen đủi.
Cháo trắng là món ăn không thể thiếu trong các mâm cúng cô hồn trong các tháng trong năm, đặc biệt là trong tháng cô hồn. Cháo trắng được xem là món ăn dành riêng cho các cô hồn dạ quỷ, những vong hồn đói kém lâu năm và là món ăn yêu thích của họ do cháo trắng có thể giúp họ no lâu.
Không nên ăn Mực trong tháng cô hồn
Theo quan niệm của người xưa và niềm tin vào câu tục ngữ “đen như mực”, người ta tin rằng ăn mực vào tháng cô hồn sẽ làm dương khí của người cõi trên bị âm khí áp đảo, khiến khí huyết dễ hư tổn, dễ bị các thế lực tà đạo lấn át. Mà tháng cô hồn lại là thời điểm các cô hồn dạ quỷ hoạt động đông đảo cả ngày lẫn đêm nên việc ăn mực trong tháng cô hồn dễ dẫn đến sức khỏe suy nhược, khí huyết hao tổn, dễ bị bệnh tật và gặp phải những điều không may mắn trong cuộc sống.
Không nên sử dụng tôm và mắm tôm
Mắm tôm là một món ăn có hương vị độc lạ, không thơm nhưng ngon. Có vị ngon khó cưỡng, nhưng mắm tôm có một mùi hương “ám ảnh”, mang đến những trải nghiệm về mùi hương không thể nào tệ hơn. Người ta cho rằng mùi hương của mắm tôm mang đến sự hỗn tạp, ô uế và dơ bẩn. Vì vậy, mắm tôm luôn được kiêng kị trước khi đi chùa, trong những buổi lễ trang nghiêm.
Không nên ăn Trứng vịt lộn
Theo quan niệm dân gian, ăn trứng vịt lộn vào tháng cô hồn sẽ đem lại những xui xẻo không đáng có do khi ăn trứng vịt lộn nghĩa là bạn đã ăn một vong linh sắp chào đời. Vì vậy hãy tránh ăn trứng vịt lộn vào tháng cô hồn. Đồng thời, trong những tháng không kiêng cữ khác, sau khi ăn trứng vịt lộn, hãy đập bể vỏ trứng để xóa bỏ tội lỗi của mình.
20.Tháng cô hồn – Kiêng gặp nữ hay gặp người vía dữ
Vào buổi sáng sớm đặc biệt là ngày mùng một, nếu có việc phải đi xa hoặc thực hiện công chuyện quan trọng, nhiều người có thói quen tránh đi ra ngõ, ra cửa gặp nữ giới hoặc người có vía dữ với mong mỏi công việc như ý, vạn sự hanh thông.
Đôi khi để tránh vận rủi, có người còn khéo léo thu xếp nhờ người quen tình tình cởi mở, hay gặp may mắn đứng chờ ở ngõ chào hỏi và chúc mình lên đường may mắn lấy khước.
21.Tháng cô hồn – Kiêng đánh vỡ bát đĩa, ấm chén
Bạn đang thắc mắc tại sao trong danh sách cần biết về tháng cô hồn kiêng gì lại có điều kiêng đánh vỡ bát đĩa, ấm chén phải không nào? Bởi lẽ ông bà ta xưa có quan niệm, từ vỡ hoặc bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong mối quan hệ gia đình.
Vì thế, trong ngày mùng 1 đầu tháng, tốt nhất cố gắng tránh tối đa không đánh vỡ bát đĩa, ấm chén hay những hành động bất hòa như cãi cọ, chửi bới và kiêng để xảy ra những điều không vui trong gia đình.
22.Tháng cô hồn – Kiêng mặc cả mà không mua hàng
Người buôn bán thường rất kị việc sáng sớm đầu ngày bị khách hàng mặc cả nhiều lần mà không đồng ý mua đồ, đặc biệt là vào ngày mùng 1 đầu tháng. Với họ việc này kéo theo sự xúi quẩy dễ dẫn tới ế ẩm hàng hóa cả một ngày dài.
Chính vì vậy, người mua hàng thông thái cần khéo léo tránh việc mặc cả mà không mua hàng trong ngày mùng 1 tháng cô hồn. Thậm chí, trong tháng cô hồn nhiều người cũng tránh mua sắm những đồ không cần thiết vì sợ mang đến điềm gở. Người tiêu dùng thông minh sẽ luôn biết chỉ mua giới hạn những đồ dùng tất yếu để tránh lãng phí tiền của.
23.Tháng cô hồn – Kiêng đi thăm phụ nữ vừa sinh nở
Dân gian xưa vẫn có thói quen kiêng đi thăm phụ nữ vừa mới sinh nở trong vòng một tháng đầu kể từ khi em bé chào đời và hạn chế tới thăm trong các ngày đầu tháng, đặc biệt là ngày mùng 1. Phụ nữ sinh nở và em bé ở tháng đầu tiên vừa trải qua giai đoạn mệt mỏi, và người đi thăm cũng sẽ không được thoải mái “ăn to nói lớn” làm kinh động giấc ngủ của em bé cũng như bà mẹ cần sự nghỉ ngơi toàn diện.
24.Tháng cô hồn – Kiêng ra đường vào chính Ngọ: 12 giờ trưa
Tháng cô hồn kỵ đi ra ngoài đường vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) và vào buổi tối muộn,đặc biệt là không nên đi một mình. Do quan niệm tháng 7 âm lịch là tháng những vong hồn đi lang thang trên dương gian, việc đi một mình vào khung giờ vắng vẻ sẽ không tốt cho tinh thần cũng như dễ dẫn đến những việc không hay.
25.Tháng cô hồn – Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy.
26.Tháng cô hồn – Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.
IV.Những điều mọi người nên làm để tránh điềm xui trong tháng cô hồn
Tháng cô hồn là Tết của người đã khuất, nên đi thăm mộ của người thân trong gia đình.
1.Làm lễ cúng các cô hồn
Đây là một nghi thức tâm linh được truyền từ bao đời nay. Người ta tin rằng việc cúng cô hồn sẽ là một dịp để bày tỏ lòng thành, mở rộng lòng từ bi, cầu cho công việc làm ăn, cuộc sống được bình yên, không bị phá quấy. Nhiều người cho rằng việc làm lễ cúng cô hồn có thể thực hiện vào bất cứ ngày nào trong tháng cũng được. Tuy nhiên nếu làm lễ cúng vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm lịch thì sẽ là tốt nhất.
2.Thăm người thân đã khuất trong gia đình
Tháng cô hồn còn có thể được gọi là Tết của những người âm. Vì thế người ta vẫn hay giữ tục lệ thăm mộ hoặc hài cốt của người thân trong gia đình mình. Đây là một dịp để nhớ về những người đã khuất. Vì thế, vào ngày này, rất nhiều người đi đến chùa – nơi lưu giữ các hũ hài cốt hoặc đi thăm mộ của người đã khuất.
3.Hạn chế sát sinh
Theo Phật giáo, sinh mạng rất quan trọng và bình đẳng kể cả là người hay vật. Vì thế, sát sinh là cướp đi mạng sống, là một hành động tàn nhẫn. Tuy nhiên, việc tránh phát sinh trong cuộc sống hàng ngày là việc vô cùng khó khăn. Vì thế, vào tháng cô hồn, chúng ta hãy hạn chế việc sát sinh nhiều nhất có thể.
4.Nên ăn chay
Về mặt tâm linh, theo quan niệm dân gian, việc ăn chay trong tháng cô hồn là nhằm tránh việc sát sinh, tạo phúc cho bản thân và gia đình. Về mặt khoa học, ăn chay sẽ mang đến cho con người cảm giác thanh tịnh trong tâm hồn, các món ăn chay chủ yếu được làm từ thực vật, chế biến áp dầu mỡ, chất béo để tốt cho sức khỏe và giúp bạn phòng tránh được một số căn bệnh nguy hiểm. Vì thế từ lâu việc ăn chay không chỉ là một đặc trưng của những người theo đạo Phật mà còn trở thành một chế độ ăn uống lành mạnh và có lợi cho sức khỏe.
5.Làm nhiều chuyện có phúc
Việc làm phúc không chỉ gói gọn trong tháng cô hồn mà còn là một việc nên làm trong cuộc sống hàng ngày. Việc giúp đỡ người khác sẽ giúp bạn cảm thấy bình an, xua tan được ưu phiền và khiến cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Về ý nghĩa tâm linh, việc làm phúc, giúp đỡ người khác sẽ khiến cho tâm thanh tịnh, trong sạch. Ngoài ra, rất nhiều người lựa chọn cách phóng sinh như là một hành động thiện đức, cứu các loài vật khỏi bị giết hại, cho chúng thêm một cơ hội được sống, được tự do.
Tất cả những việc làm tạo lấy phước đức không chỉ là những việc nên làm trong tháng cô hồn để giúp cuộc sống được bình an, thanh tịnh mà còn là một cách tập cho con người có ý thức về giá trị của sự sống, hướng con người làm những điều tốt đẹp cho cộng đồng.
6.Đi lễ chùa
Vào tháng 7 âm lịch khi ra ngoài đường bạn sẽ thấy có rất nhiều người đi chùa và mỗi ngôi chùa đều gần như rất đông lúc đó là bởi vì người ta tin rằng đi chùa chiền thắp nhang cầu xin sức khỏe cùng siêu vào tháng này sẽ sẽ rất linh thiêng không những giúp bảo vệ đời sống tâm linh, đời sống tinh thần của bản thân, gia đình mà còn như một cách để khiến tâm thanh tịnh và bày tỏ lòng thành.
V.Tháng 7 cô hồn có thật sự xui xẻo?
Theo quan niệm của nhà Phật, hoàn toàn không có khái niệm tháng cô hồn trong phong tục của người Việt. Ngày xá tội vong nhân không phải là ngày xấu, hay ngày mang đến những điều xui xẻo mà là thời gian ân xá cho những tù nhân cõi âm được siêu sinh, an lành. Chính vì vậy, ngày này mang đến một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hoàn toàn không phải là ngày vong hồn bước ra khỏi cánh cửa địa ngục, lên trần thế phá phách cuộc sống bình yên.
Và đây cũng chính là lý do giải thích cho việc, mọi người không nên kiêng kỵ làm những việc như mua nhà, xây nhà, mua xe… Chỉ cần mỗi chúng ta sống luôn tích đức, làm nhiều việc tốt và không phạm phải những điều xấu, hạn chế sát sinh nhất là trong những ngày Rằm và mùng 1 thì tự nhiên vận may sẽ đến. Đứng trên góc độ Phật giáo, tháng 7 hoàn toàn không phải là “tháng cô hồn” và cũng không mang lại nhiều điều xấu đến vậy.