5 món nợ cuộc đời nhất định không được mắc phải cẩn thận trả cả đời không dứt
Người xưa thường nói “Chúng ta gặp nhau chính là duyên nợ.” Bạn nợ tôi, tôi nợ họ, thế là 3 chúng ta gặp nhau. Nhân gian này sở dĩ có nhiều mối duyên “nợ” như vậy, là do chúng ta đều là “oan gia” của nhau.
Vậy nên người ta mới nói rằng, con người một khi đã gặp nhau, quen biết nhau đều là do duyên số tạo thành. Trong sự tái sinh luân hồi, duyên nợ sẽ tồn tại dưới dạng nhân quả. Vậy con người làm sao đối mặt với “món nợ” này? Trong cuộc đời, có 5 loại “nợ” không thể mắc vào, một khi đã dây vào sẽ khiến nhân sinh bị hủy hoại, rơi xuống vực sâu.
Vậy đó là 5 món nợ gì, để tìm hiểu thì ngày hôm nay chúng ta hãy cùng Kênh Tử Vi cùng nhau đi tìm hiểu trong video dưới đây nhé
I.Món nợ thứ nhất: Ân tình
Trong cuộc đời, có hai thứ người ta dễ mắc nợ nhất, đó là tiền bạc và tình cảm. Món nợ ân tình là món nợ khó trả nhất.Trong hai món nợ này, tiền bạc thường dễ trả hơn tình cảm. Tuy nhiên không phải ai cũng làm như thế, có một số người vay tiền bạc nhưng lại không muốn trả, theo lời dạy của các vị giảng sư, đó là cách họ đang gieo nghiệp nghèo hèn cho mình mà không biết.
Thế nhưng, ở đời này có những món nợ muốn cũng không trả được, đó chính là món nợ ân tìnhNhưng chính vì lẽ đó mà chúng ta càng nên tỉnh táo để sống một cách trọn vẹn với lương tâm. Người giúp ta 1, phải trả 1 hoặc gấp đôi, thậm chí là hơn nữa.
Có những ân đức ở đời: ân đức sinh thành , dưỡng dục dù có báo đáp cả đời cũng không hết, cho nên phải biết quý trọng sinh mạng của mình, không ngừng cố gắng để sống thật tốt.Cái gọi là “nợ ân tình” là món nợ mà bạn sẽ không thể tránh khỏi khi nhờ người khác giúp đỡ.
Ví dụ, ai đó đã giúp bạn và cho bạn vay một 100 triệu. Ngay sau đó, bạn trả lại họ số tiền 110 triệu, con số 10 triệu thêm vào được coi như lợi tức hoặc là thành ý cảm ơn.Tuy nhiên khi người khác nhận 110 triệu của bạn có đồng nghĩa với việc bạn đã trả hết “nợ ân tình” chưa? Trên thực tế mà nói là nó vẫn chưa kết thúc. Họ hẳn sẽ nghĩ rằng tôi đã giúp bạn thì về sau bạn cũng nên giúp lại tôi.
Nhưng chính vì lẽ đó mà chúng ta càng nên tỉnh táo để sống một cách trọn vẹn với lương tâm.Người giúp ta một thì ta phải trả một hoặc gấp đôi, thậm chí là hơn nữa.
Trên đời này, tất cả mọi mối quan hệ đều là nhân duyên. Có thể người vợ ở kiếp này là người bạn chôn kiếp trước, tới trả nợ cho bạn. Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, để đòi món nợ chưa trả.
Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp trước tới nối tiếp phần duyên phận chưa dứt. Hồng nhan tri kỷ của kiếp này là anh em của kiếp trước tới chia sẻ những tâm sự chưa nói hết…. Phật nói nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ.
Tuy nhiên, ân nghĩa đến đâu cũng không nên nợ quá nhiều. Bởi vậy sẽ khiến ta tổn phước.Nhân gian cũng thường có câu, trong các món nợ đời thì ân nghĩa là món nợ khó trả nhất.Thậm chí ngay cả với những người thân thì cũng tránh được việc nợ nần. Bởi lẽ thường người một nhà vẫn hay tình nguyện làm gì đó cho nhau, giúp đỡ nhau mà không đòi hỏi yêu cầu hay đền đáp.
Phật dạy, bạn đừng nghĩ sòng phẳng quá sẽ khiến anh em mất vui, ngược lại, nếu bạn không rõ ràng minh bạch mới tạo cho đối phương tâm lí không thoải mái.Cho nên đã là người thân, hoặc là có thể đối xử với nhau như tích Khổng Dung nhường lê (là tác phẩm có tính giáo dục cao); nếu không, tốt nhất hãy rạch ròi các món nợ tiền bạc với anh em người thân.
Sống trên đời, có những món nợ suốt đời không báo đáp được. Ngay trước mắt đó chính là công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha. Vậy thì hãy không ngừng cố gắng, hãy làm tất cả những gì có thể để báo đáp cho cha mẹ
Ngoài ra khi sống trên đời này chúng ta phải có lòng biết ơn, lòng lương thiện để mang ngọn lửa của tình yêu truyền đi khắp nơi. Nếu mỗi người có thể làm như vậy, thế giới này sẽ trở nên đẹp đẽ gấp bội.
Nếu có thể không nợ người thân những điều kể trên, thì có lẽ như vậy gia đình sẽ càng êm ấm thuận hoà. Đó cũng chính là nền móng vững vàng cho hai từ “hạnh phúc”.
II.Món nợ cuộc đời thứ 2: Trách nhiệm
Mỗi người sinh ra đều gánh vác trên mình trách nhiệm nhất định. Theo thời gian trách nhiệm của chúng ta ngày càng nhiều hơn.Là con cái có trách nhiệm hiếu kính với ông bà, cha mẹ.
Khi đã trở thành cha mẹ, trách nhiệm của bạn chuyển sang việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái.Cho nên trách nhiệm làm cha mẹ đối với con cái là sợi dây huyết thống, cùng với một phần máu thịt mình đã sinh ra. Cha mẹ phải dạy cho con cái nên người.
Theo quan niệm trọng nam khi nữ từ ngàn xưa, con trai thường được cha mẹ thương yêu nhiều hơn con gái. Đó quan niệm con trai nối dõi tông đường, họ cho rằng nữ nhi ngoại tộc con gái phải theo chồng.Đứng trên quan điểm về nhân quả, trai hay gái cũng là con mình, nên các bậc làm cha mẹ phải thương yêu con cái bình đẳng.
Trong kinh đức Phật luôn nhấn mạnh đến nhân cách đạo đức trong mối quan hệ cha mẹ đối với con cái. Chính do tình thương yêu chân thật mà các bậc cha mẹ lúc nào cũng có trách nhiệm, bổn phận đối với việc nuôi dạy con cái khôn lớn trưởng thành và sống có lợi ích cho xã hội,
Đối với người bạn đời, bạn phải có trách nhiệm chung thủy, tôn trọng và luôn sát cánh bên họ để vượt qua những khó khăn, gian khổ trong cuộc đời. Nhân duyên vợ chồng đâu đơn giản, có duyên nợ mới tu thành. Ví thế dân gian có câu “Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng”, vì thế, đừng làm gì có lỗi, đừng “nợ” nửa kia của bạn quá nhiều, muốn trả được món nợ ấy, e rằng phải dùng hết cuộc đời này.
Đức Phật đã dạy rằng người chồng phải tôn trọng vợ với năm bổn phận: một là lấy lễ đối đãi với vợ, hai là chuẩn mực nhưng không hà khắc, ba là tùy thời cung cấp y, thực, bốn là tùy thời tặng trang sức đẹp, năm là cùng vợ làm tốt việc nhà.
Tương tự như vậy, người vợ cũng phải đối đãi chồng với năm bổn phận: một là siêng năng, thức dậy trước chồng; hai là nể chồng, trước, sau, trong, ngoài; ba là dùng lời hòa nhã, xây dựng; bốn là nhún nhường, ủng hộ điều hay; năm là hiểu chồng, cảm thông, chia sẻ.
Thông qua năm trách nhiệm giữa vợ và chồng, cung cấp thêm “tấm bản đồ” để đồng thuận đồng lòng, vững vàng tiến bước trên hành trình khám phá những chân trời hạnh phúc, an vui mà tình yêu lứa đôi mang lại.
Đối với anh chị em ruột thịt trong nhà, hãy sống có trách nhiệm yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn.
III.Món nợ cuộc đời thứ 3: Lời hứa
Cha ông ta đã nói : “Một sự bất tín, vạn sự bất tin”, một khi niềm tin đã đánh mất sẽ rất khó để tìm lại.Từ khi còn bé, cha mẹ thường hay dạy chúng ta những điều cần thiết để thích ứng với cuộc sống như cử chỉ, hành động, lời ăn tiếng nói sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
Đặc biệt, ông cha ta luôn quan niệm rằng nếu muốn thành công thì phải học cách giữ chữ tín, bởi chỉ cần “Một lần bất tín vạn sự bất tin.” Theo từ điển Hán Nôm, “bất” ở đây có nghĩa là không. “Bất tín” là không giữ lời, không thực hiện đúng những gì đã hứa. Còn “bất tin” là không tin tưởng, không cho là thật.
Lời hứa là sự xác tín với người kia khi được đề nghị một việc nào đó, hoặc có khi tự mình nói ra và hứa sẽ làm một điều gì đó cho người khác.Khi chúng ta đưa ra lời hứa với một ai đó, có nghĩa là chúng ta gieo cho họ niềm tin vào điều mà chúng ta sẽ làm.
Cũng có người, dù không thể thực hiện lời hứa nhưng vẫn gieo cho người khác hy vọng, khiến họ chờ đợi và thất vọng, vô tình làm tổn thương tới họ. Một khi đã hứa thì nhất định phải thực hiện, ngược lại, không làm được thì cũng đừng nói ra tránh làm mất lòng tin của những người xung quanh. Giữ chữ tín thể hiện sự tôn trọng với người khác và gìn giữ danh dự của mình.
Khi chúng ta thực hiện đúng những gì mình đã nói sẽ làm cho mọi người thêm tin tưởng, quý mến. Sự uy tín giúp chúng ta làm việc gì cũng dễ dàng, thuận tiện vì nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ những người xung quanh. Nhưng khi bội tín dù chỉ một lần thì chẳng còn ai tin chúng ta, làm việc gì cũng khó.
Người xưa từng nói, con người cần hội tụ đủ 5 yếu tố của ngũ thường như nhân (nhân từ), nghĩa (chính nghĩa), lễ (lễ độ), trí (trí tuệ), tín (tin tưởng, uy tín). Nếu muốn trở thành một người quân tử đầu đội trời, chân đạp đất và làm nên những điều phi thường thì không được thiếu một trong năm điều trên.
Đặc biệt, thiếu chữ tín, lời nói không còn trọng lượng, mọi người sẽ không kính ngưỡng và tôn trọng.Dù trong hoàn cảnh nào từ cuộc sống cho đến công việc, chữ tín là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của bản thân.
Đặc biệt trong việc kinh doanh, chữ tín là điều kiện tiên quyết để thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Chữ tín ở đây không hoa mỹ, cầu kỳ mà nó là sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau.
Con người sống ở đời thường lấy sự uy tín làm tiêu chí để đánh giá về đối phương. Bên cạnh đó, khi gặp khó khăn và cần sự ra tay tương trợ của người khác, họ sẽ không nhìn vào vị thế hay địa vị của người đó mà quan tâm mức độ giữ lời hứa, uy tín bản thân đã tích lũy được. Đây được xem là chuẩn mực xây dựng những mối quan hệ bền vững, lâu dài.
IV.Món nợ cuộc đời thứ 4: Thời gian
Cho bạn tiền, bạn có mua được thời gian không? Câu trả lời luôn là KHÔNG.Thời gian qua đi, cha mẹ ngày càng già yếu, đừng đợi đến lúc “con cháu muốn báo hiếu nhưng người thân không còn”.
Đã bao giờ bạn tự hỏi:”Chúng ta còn bao nhiêu thời gian để ở bên họ?”. Vậy mới nói, mắc nợ cha mẹ là món nợ khó trả một cách sòng phẳng nhất.Gia đình đầm ấm, hạnh phúc là động lực để tất cả mọi người thăng hoa trong cuộc sống.
Thời gian là thứ đáng sợ và có sức hủy hoại, tàn phá con người khủng khiếp. Nó có thể khiến ta trưởng thành và đối mặt với nhiều điều mới mẻ hơn trong cuộc sống, nhưng đồng thời cũng âm thầm khiến cho sức khỏe của bố mẹ ta ngày càng yếu đi.
Ai rồi cũng thế cả, mình nhìn thấy những nếp nhăn hằn trên nụ cười của mẹ và nhận ra rằng mẹ đã già. Điều đó có nghĩa là mình đã khôn lớn và mình muốn ‘chịu trách nhiệm’ cho những nếp nhăn đó.
Người ta nói ‘cười nhiều sẽ làm nếp nhăn hiện lên rõ hơn’ nhưng mình thấy điều này không sao cả, mình vẫn muốn thấy mẹ cười, bởi khi đó niềm vui và sự hạnh phúc của mẹ là đáng quý nhất.
Người ta thường nói rằng con cái dù đã lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái thì trong mắt những bậc làm cha làm mẹ, họ vẫn là một đứa trẻ chưa trưởng thành. Cũng tương tự như trong cách nhìn của những người làm con làm cái, dù cho mình có khôn lớn bao nhiêu thì bố mẹ vẫn chẳng hề già nua chút nào.
Chỉ đợi đến một lúc bất ngờ, khi nhìn thấy những sợi tóc bạc đã bắt đầu lấm tấm trên mái đầu bố mẹ, trong lòng ta bỗng thắt lại và nhận ra rằng: À thì ra thời gian qua, bố mẹ cũng đã âm thầm già đi rất nhiều rồi.
Vì thế, hãy cố gắng dành thời gian rảnh rỗi ở bên những người thân yêu. Biết quản lý và sắp xếp thời gian một cách hợp lý để quây quần bên gia đình, người thân và bạn bè. Hãy trân trọng từng giây, từng phút bên gia đình và người thân để yêu thương và chăm sóc họ. Đừng để thời gian trôi qua vô ích đến khi già mới tiếc nuối.
Đừng tiếp tục làm những điều vô nghĩa khiến cho bố mẹ buồn. Thời gian liên tục trôi, và thay vì dành thời gian của mình cho những việc khác, hãy để ý và ở cạnh bố mẹ nhiều hơn một chút.Họ đã dành cho bạn cả cuộc đời rồi, khi bạn đủ trưởng thành để nhận ra điều đó, nghĩa là thời gian còn lại bạn có thể dành cho bố mẹ mình chẳng còn bao nhiêu đâu.
V.Món nợ cuộc đời thứ 5: Lợi ích
Lợi ích ở đây có thể khu biệt trong phạm vi về vật chất, tiền bạc. Tồn tại giữa tình anh em, cha con, bạn bè… luôn có mối quan hệ về lợi ích.Đôi khi vật chất không cần quá rạch ròi, nhưng cũng không nên úp mở, thiếu minh bạch. Có như vậy tình cảm mới kéo dài bền vững theo thời gian.
Thực tế đã chứng minh, lợi ích, tiền bạc có quyền năng chia cắt mọi mối quan hệ dù là thân thiết đến mức nào. Vì thế, về mặt tiền bạc và lợi ích, dù là người thân vẫn nên rõ ràng để không ai nợ ai.
Khi ta vay ai một món tiền nghĩa là ta đang nhận ở người đó một món nợ không chỉ đơn thuần là vật chất mà còn là ân nghĩa.Thế nhưng ở đời, nhiều người vay tiền không muốn trả. Có người “xù nợ”, có người trả nợ nhưng lại mang niềm oán giận người cho vay. Theo các vị giảng sư, đó là cách họ đang gieo nghiệp nghèo cho mình mà không hề hay biết.
Người bằng lòng đem tiền cho chúng ta vay, điều này chứng tỏ người đó đối với chúng ta là rất tốt, cũng rất tin tưởng tín nhiệm, chúng ta cần phải giữ lời hứa của mình, không thể nói vay rồi không trả.
Người ta cũng không có nói là bằng lòng tặng cho chúng ta, sao có thể không trả được? Nếu quả thực nhất thời chưa thể đem tiền trả cho người ta được, chúng ta nên nói rõ ràng cho họ hiểu được, hơn nữa cũng phải cố gắng kiếm tiền để hoàn trả người ta. Bởi vì người cho chúng ta vay cũng là bạn bè tốt nên sẽ thông cảm mà cho chúng ta trả chậm dần.
Chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ trong lòng, càng sớm càng tốt hoàn trả nợ cho người ta, đây mới là người có trách nhiệm.Ngay cả anh em ruột thịt thì vẫn cần phải rõ ràng về vấn đề tế nhị này.
Khoản nào vay thì rõ là vay và cần phải trả với tấm lòng biết ơn. Khoản nào cho, biếu hay tặng thì người cho không nên đòi người nhận một ngày nào đó trả ơn mà hãy vô tư theo cách “cho đi hạnh phúc chính là mang lại hạnh phúc cho mình”.
Nhưng đó là phía người cho. Còn phía người nhận thì bắt buộc không bao giờ được quên ân tình đó. Bởi món nợ đó không đơn thuần là nợ vật chất mà đó là món nợ ân nghĩa.