10 quy luật trời đất nếu biết lĩnh hội sẽ được giàu có hạnh phúc
Mỗi cuộc chơi đều có quy luật riêng của nó và cuộc đời mỗi người cũng như vậy. Cuộc đời của chúng ta cũng nằm trong một cuộc chơi, và đó là cuộc chơi của trời đất, chúng ta đều phải vận động trong quy luật tối cao nhất trong trời đất. Có bao giờ bạn than trách về sự bất công của cuộc sống hay phàn nàn với những điều bất hạnh xảy ra với mình hay chưa.
Các bạn hãy cùng Kênh Tử Vi chúng ta cùng nhau đi chiêm nghiệm những quy luật sống trong đời để nhìn nhận sâu sắc hơn về cuộc sống xung quanh ta các bạn nhé
Cuộc sống không bao giờ là dễ dàng
Cuộc sốпg khôпg bαo giờ được như ý, ai cũng có lúc nào đó lo âu mệt mỏi: mệt mỏi vì khôпg thành công trong lĩnh vực nào đó, mệt mỏi vì người khάƈ khôпg coi trọng mình, mệt mỏi vì chính bản ᴛнâɴ mình v.v…
Có lẽ khôпg ai tránh được lo âu hay phiền muộn, ƈᴜộƈ ᵭời giống như một Ԁòng sông, từng đợt sóng sau xô sóng trước khôпg ngừng, luôn luôn phải đối diện với liên tục những khó khăn, nếu qᴜá coi trọng được mất, danh lợi thì bạn sẽ đau khổ tiếc nuối
Hãy ᵭối diện với điều đó với một tɦái độ ʟạc qᴜaп và buông вỏ những điều khôпg tốt ở trong ᴛâм để bạn có ƈᴜộƈ sốпg hạnh phúc hơn.Vũ trụ cũng như một bộ máy được vận hành một cách hoàn hảo với các quy luật tự nhiên của nó. Tạm gọi là Quy Luật vì nó vừa là nguyên lý vận hành và chi phối toàn bộ Vũ trụ tổng thể và là bản chất của Vũ trụ.
Các Luật Vũ trụ này đều có liên quan và tương tác với nhau một cách rất tinh tế. Trong Luật Tối Cao bao gồm những luật nhỏ. Trong cuộc sống, thuận theo tự nhiên thì mọi sự đều tốt đẹp. Có những chân lý, quy luật cuộc sống mà con người dù muốn tin hay không thì vẫn luôn tồn tại và tác động đến tất cả chúng ta.
Nhưng những định luật này không chỉ là một hiện tượng vật lý đơn thuần. Trong thực tế, điều tương tự xảy ra trong cuộc sống thường nhật mà ta vô tình không nhận ra. Khi con người suy nghĩ, nói, hoặc thực hiện một hành động, chúng ta cũng đang tác động một lực lớn vào không gian và trong vũ trụ cũng sẽ có một lực phản lại tương ứng với sự tác động của chúng ta. Bất kể điều gì con người ta dù suy nghĩ hay hành động cũng đều được ghi lại dấu ấn.
10 quy luật của đất trời đã được cổ nhân đúc kết cho hậu thế dưới đây sẽ giúp cuộc đời bạn đổi khác. Hãy đọc và ngẫm.
I.Quy luật thứ nhất : Lưu thủy bất tranh tiên
Nghĩa là: Những dòng suối không tranh nhau chảy – Để mọi việc xuôi như nước chảy
Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật, phù duy bất tranh, cố vô vưu”, ý nói nước là thiện nhất, là tốt nhất, nước đem lại lợi ích cho muôn vật mà lại không tranh không giành lợi ích; có thể làm mòn đá núi và không gì có thể ngăn được nước chảy.
Đặc tính của nước là chân thành giúp đỡ vạn vật mà không tranh giành danh lợi, không tranh giành cao thấp, cũng không tự cho mình là hiểu biết, lại không khoe khoang bản thân. Chính là bởi vì không tranh giành với vạn vật, cho nên không có oán hận lo âu.
“Bất tranh tiên” không phải là không mong cầu vươn lên, mà là tôn trọng quy luật của tự nhiên, không phá hoại cân bằng, không vì nhỏ mà mất đi việc lớn để tự mất phương hướng của bản thân.
Hành sự không nên dựa vào sự gấp gáp nhất thời mà cần làm đến nơi đến chốn. Cũng giống như nước chảy chậm chạp từ từ, không đi tranh giành trước sau, chỉ từng chút từng chút, tích góp sức mạnh của bản thân. Nước cứ tiếp tục lâu dài như vậy mà đợi thời cơ để bung ra.
Kinh nghiệm phải dựa vào sự từng trải mới có thể đạt được những tích lũy phong phú. Trí huệ không phải chạm một cái mà thành, mà phải sau khi thông qua việc suy xét cảm nhận, dùng con mắt tinh tường để quan sát, đợi khi năng lực đầy đủ vẹn tròn.
Nước là vật chất không sở hữu hình dáng cố định, cứ thuận thế, thuận dòng mà lưu chuyển. Thế nhưng, cổ nhân cũng có câu núi không cản nổi nước, nước chảy đá mòn.Bởi vậy, người Trung Quốc tin rằng, cư xử nhu hòa, thuận thế thời giống dòng nước thì tất cả mọi việc sẽ hanh thông, được như ý nguyện. Tất cả những điều ấy được gói gọn trong quan niệm “không tranh giành”.
Không tranh giành khác với thái độ không cầu tiến. Bởi việc hạn chế tranh giành bày tỏ tấm lòng tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh phá vỡ thế cân bằng của vạn sự, vạn vật, không vì cái nhỏ mà đánh mất cái lớn, càng không vì dòng đời vạn biến mà đánh mất bản thân.
Hành sự cũng không nên gấp gáp, bởi có câu “dục tốc bất đạt”. Trước khi làm bất kỳ một việc gì, bạn cũng nên cân nhắc thật kỹ, sau đó định ra kế hoạch rồi cẩn trọng thực hiện từng bước một.Cách hành sự ấy cũng giống như dòng nước, chầm chậm chảy xuôi, không phân sau trước, không lấy làm gấp gáp.
Lại nói, nước chảy nhỏ thì dòng chảy ắt sẽ dài, tới một ngày nhất định sẽ tụ thành dòng lớn. Bởi vậy, người càng muốn giỏi giang, càng phải học được sự khiêm nhường, càng cần rèn luyện thái độ “không tranh giành” thì mới mong có ngày vươn lên.
II.Quy luật số 2 : Kỳ thị dục thâm giả, kỳ thiên ky thiển
Nghĩa là: Nếu một người có quá nhiều dục vọng ham muốn, thì trí tuệ của bản thân người này sẽ bị phong bế. Mê muội mất ý chí thì sẽ mất hết, tham lam ham muốn quá nhiều thì hại thân.
Khi một người đắm đuối hưởng thụ tài sắc danh vọng, thì khả năng phán đoán của họ sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí đánh mất luôn trí tuệ của mình, tự họ cũng bắt đầu gieo mầm tai họa cho chính cuộc sống của bản thân. Vậy nên người xưa mới quan niệm: “Mê muội đánh mất lý trí, tham dục khiến bản thân lụn bại”.
Ở trên đời, phàm là kẻ hám tài, tham quyền, háo sắc, chẳng có người nào giữ lại được lý trí, mà một khi lý trí đã không còn, thì ngay tới tính mạng cũng mong manh như “chỉ mành treo chuông”.Không biết trân trọng những gì mình đang có, không chịu tu dưỡng, không học cách kiểm soát dục vọng… đều là những con đường ngắn nhất đẩy chúng ta vào cảnh hiểm nguy.
Nếu một người không lấy sự nghiệp và tu dưỡng làm trọng, không hiểu cách kiềm chế dục vọng, thì có thể dễ dàng rơi vào sự nguy hiểm bất cứ lúc nào.Nên nhớ, người không có khả năng tự chủ thì không có đủ tư cách bàn đến chuyện nhân sinh.
Χιп kể câu chuyện sau:
Có một anh thanh niên từ nhỏ ѕιиɦ ra đã rất có tham vọng, ɫιềп tài và sắc luôn là điều mà anh truy cầu, khi đạt được thì thấy vui mừng, rồi sau cũng lại thấy ʋô vị, anh luôn thấy tɦất vọng về ƈᴜộƈ sốпg.
Một hôm anh tìm đến một vị danh sư và hỏi:
“Thưa thầy coп khôпg thấy niềm vui trong ƈᴜộƈ sốпg, khi đạt được điều gì đó hoặc khôпg đạt được điều gì đó, coп cũng đều khôпg thấy vui”.
Vị thầy nhìn anh mà khôпg nói gì cả, ông pha một ấm trà rồi bảo cậu thanh niên: “Lại đây ta và coп cùng thưởng thức trà”, đưa ℓγ cho anh và thầy rót trà vào ℓγ, nước đầy ℓγ tràn ra ᴛaʏ, nóпg qᴜá anh buông cái ly rσ̛i xuống đất.
Vị thầy từ từ nói: “Khi nào cần buông coп hãy buông”. Anh lờ mờ hiểu được dụng ý của thầy nɦưиg thầm nghĩ nếu buông ɦếɫ thì phấn đấu của mình trở thành ʋô nghĩa sao? Mình sốпg vì điều gì nữa… Sau khi về nhà anh quyết ᴛâм вỏ ɦếɫ sυყ nghĩ ᴛiêu ƈựƈ, những thứ Ԁục vọng và những truy cầu khάƈ, ƈᴜộƈ sốпg vui vẻ hẳn lên.
Một thời gian sau anh quyết định đến thỉnh giáo thầy về điều mà anh vẫn còn băn khoăn, vẫn ℓγ trà thầy mời anh… rót nước nóпg tràn ℓγ lần пày anh gắng chịu và chuyển ℓγ trà sang ᴛaʏ kia rồi nâng lên uống, lần đầυ tiên anh ᴄảм thấy ℓγ trà ngon ngọt và hương vị ɫuyệɫ vời đến vậy, anh đưa мắᴛ nhìn thầy…
Người thầy vừa uống ℓγ trà vừa vui vẻ nói: “Khi coп ɫɦay đổi qᴜaп niệm và có cάι nhìn tích ƈựƈ hơn thì coп sẽ ᴄảм nhậɴ được hương vị ƈᴜộƈ sốпg”.
Coп người thường sẽ có rất nhiềᴜ dục vọng, tham niệm. Tham của cải ɫιềп tài, ham мê sắc dục, cάι đẹp, ham hưởng thụ, thậm chí ngày nay người ta còn mong muốn nhậɴ được nhiềᴜ của cải phi nghĩa kɦiếп đạo đức ngày càng ᴛiêu voɴg. Người có nhiềᴜ tham niệm thì trong ʟòɴg sẽ bấɫ an.
Người xưa nói: “ᴛâм túc tắc vậɫ thường hữu dư, ᴛâм tham tắc vậɫ thường bấɫ túc”, cɦỉ khi biết đủ, thì coп người mới sốпg được hạnh phúc, mới ᴄảм nhậɴ được vẻ đẹp của vạn vậɫ trong ƈᴜộƈ ᵭời!
III.Quy luật số 3 : Quân tử tri mệnh bất toán mệnh
Nghĩa là: Người quân tử hiểu vận mệnh không đi đoán mệnh.
Vạn vật trên thế gian có thời, có vận, có thế.
“Thời” tức là thời cơ. Có thiên thời mà vận số chưa tới thì cũng khó tránh khỏi thất bại.
“Vận” là sự hòa hợp giữa thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Ba thứ này chưa hợp, vận tự nhiên sẽ không luân chuyển, số mệnh con người cũng vì thế mà gặp nguy.
“Thế” nghĩa là tiềm lực. Tiềm lực càng lớn, năng lượng càng nhiều. Tiềm lực mạnh thì sức lực của ta chẳng khác nào thác đổ.
Ba thứ trên hợp lại, mới tạo thành một chữ “mệnh”.
Khổng Tử nói: ” “Bất tri mệnh, vô dĩ vi quân tử dã ; Bất tri lễ, vô dĩ lập dã; Bất tri tín, vô dĩ tri nhân dã”. Nghĩa là: Không biết mệnh trời thì không thể làm người quân tử. Không biết lễ thì không thể tự lập thân. Không biết chữ tín thì không hiểu được người.”.
“Tri mệnh” trước tiên là biết được “mệnh của tự thân”, chính là nên hiểu được rằng là một con người khi được sinh ra trong thế giới này nên làm sao để lập thân xử thế; Tiếp nữa là biết tới “thiên mệnh”, chính là sau khi đã trải qua những thăng trầm trong cõi nhân sinh thì hiểu được quy luật tự nhiên của trời đất, từ đó có thể tuân theo mệnh trời.
Một người sau khi hiểu số mệnh con người và trong lòng không có hoài nghi, họ có thể thản nhiên đón nhận mọi thứ tự nhiên, cũng sẽ không cần đi toán mệnh nữa.từ đó thấm nhuần triết lý “thuận thiên ứng mệnh”.
Một người sau khi đã hiểu mệnh, trong lòng tự nhiên sẽ chẳng còn nghi ngờ, có thể thản nhiên đón nhận tất cả, càng không cần “đoán mò” vận mệnh.
IV.Quy luật số 4 : Nhân hữu thiên toán, thiên tắc nhất toán
Nghĩa là: Con người có tính toán vạn lần cũng không bằng trời tính một lần.
Có lẽ trong lòng mỗi người, ai cũng đều có những tính toán nhỏ nhặt để bản thân thu được lợi ích. Tuy nhiên con người có tính toán nghìn vạn lần, tính tới tính lui cho bản thân cũng là “người tính không bằng trời tính”.
Tính trăm tính ngàn, tính tới tính lui, nhưng đôi khi người ta vẫn không khỏi ngao ngán ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Người tính không bằng trời tính!”
“Thiên tắc nhất toán”, trời tính là tính như thế nào? Nhưng kỳ thực, thứ gọi là “trời tính” lại chỉ gói gọn trong một chữ của mỗi người. Đó chính là chữ “đức”. Mỗi một hành động hướng thiện, tích đức đều giúp bản thân tăng thêm phúc khí.
“Đức” mà nhiều thì sẽ được hưởng nhiều phúc lộc, còn “đức” ít, “nghiệp” nhiều thì có tính toán nhiều đến đâu cũng không thành, có khi còn mang họa đến thân.
“Nhân thiện, nhân khi, thiên bất khi; nhân ác, nhân phạ, thiên bất phạ. Nhân hữu thiện niệm, thiên tất hữu chi; nhân nhược trung hậu, phúc tất tùy chi”. Ý rằng: Người thiện, người ác, trời không ác; Kẻ ác, người sợ, trời không sợ; người hiền, người khinh, trời chẳng khinh. Người có thiện niệm, trời tất có bảo hộ; người có trung hậu, phúc tất tới phía sau.
Người thiện lương thường chấp nhận thua thiệt, nhưng ông trời lại không để họ bị ức hiếp. Kẻ ác độc khiến thiên hạ đều sợ, nhưng ông trời cũng nào để chúng tác oai tác quái lâu dài.Mang trong mình thiện tâm, trời cao sẽ “phù hộ”. Người trung hậu tất có được “phúc báo”. Vậy mới nói, thay vì tính toán trăm phương ngàn kế, chi bằng hành thiện tích đức có phải tốt hơn không?
V.Quy luật số 5 : Nhân tình thế thái, bất nghi thái chân; Thế tình khán lãnh noãn, nhân diện trục cao đê
Nghĩa là: Nhân tình thế thái của con người trong thế gian, thông qua con người khi ở vào tình cảnh khó khăn mà trở nên lúc nóng lúc lạnh, sắc mặt của con người cũng thuận theo địa vị cao thấp của đối phương mà biến đổi nhiệt tình hay lạnh nhạt.
Tình người nơi trần thế có thể vì nhiều yếu tố khác nhau mà lúc nóng, lúc lạnh. Thái độ mỗi người đôi khi cũng phụ thuộc vào địa vị cao thấp của đối phương mà cư xử nhiệt tình hay lạnh nhạt.Từ cổ chí kim, nịnh bợ người quyền cao chức trọng vốn là “thói đời”. Khi đã chấp nhận được sự thật này, quan điểm của bạn về chuyện nhân tình thế thái cũng sẽ dần đổi khác.
Khi không được như ý bị đối xử lạnh nhạt cũng không cần mắng người ta; khi đắc ý được người ta truy đuổi cũng không cần lung lay mà luôn cần giữ sự minh mẫn bình thản.Lúc ở địa vị thấp, bị người khác đối xử lạnh nhạt hay khinh thường, bạn chớ nên trách móc hay tranh cãi với họ. Khi đã ở địa vị cao hơn, được nhiều người vây quanh, bạn càng không nên thấy vậy mà đắc ý, kiêu ngạo.
Giữ lòng tỉnh táo, chân thành đối đãi với mọi người, đó mới là chuyện ta cần chuyên tâm. Ngược lại, thái độ của đối phương có thật lòng hay không cũng chớ nên bận lòng.Thành thật đối đãi với người lấy sự chân thành để gặp người điều này cần nghiêm túc. Còn việc đối phương có chân thành thật hay không cũng không cần quá để tâm.
VI.Quy luật số 6 : Trực mộc tiên phạt, cam tỉnh tiên kiệt
Nghĩa là: Cây thẳng bị đốn trước, giếng ngọt bị cạn trước.
Cây cao vượt rừng gió sẽ dập, chim bay vượt đàn chịu súng săn. Người luôn nổi trội hơn người khác tất sẽ bị người ghen ghétGỗ quá thẳng sẽ bị chặt trước, giếng nước quá ngọt sớm sẽ bị khai thác đến mức khô cạn. Cũng giống như vậy, khi đứng ở vị trí cao hơn người khác, bị đố kỵ là điều khó tránh khỏi.
Tâm lý ‘không muốn nhìn thấy điểm tốt của người khác’, chính là một biểu hiện của sự đố kỵ, cũng là một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Bởi vậy một người giỏi giang tài hoa là việc tốt, tuy nhiên không nên đi khắp nơi khoe khoang hiển lộ tài năng của mình. Cậy tài mà khinh người chỉ bộc lộ sự nông cạn và tự chuốc vạ vào bản thân.
“Không thích người khác tốt hơn mình” là một biểu hiện phổ biến của thói ghen tị ở con người.Vì vậy, mang trong mình tài hoa là một chuyện tốt, nhưng cũng chớ dại mang cái tài đi khoe khoang, phô trương khắp nơi. Cậy tài khinh người là một biểu hiện của sự nông cạn, còn dùng tài để khoe mẽ lại chỉ mang tới tai vạ và đố kỵ mà thôi.
VII.Quy luật số 7 : Trung hòa vi phúc, thiên kích vi tai
Nghĩa là: Trung hòa là phúc, cực đoan là tai nạn
Trong lòng bình thản, làm việc trung dung, người như vậy ắt có phúc khí. Ngược lại, kẻ mang tính tình cực đoan, hành sự bất cẩn thì đi đường nào cũng không thuận.Tâm thái bình hòa, làm việc trung dung, người như vậy là người có phúc. Còn những người có tính cách cực đoan cố chấp thì cuộc sống thường không thuận lợi, thậm chí tự rước lấy tai họa.
Có câu chuyện kể khi Tăng Quốc Phiên làm quan tổng đốc ở Lưỡng Giang, có người đề cử cho ông mấy nhân tài, trong đó có một người tên là Lưu Tích Hồng. Lưu Tích Hồng là người văn thơ rất tốt, hạ bút có thể viết ngàn chữ, cũng là người rất nổi tiếng thời bấy giờ. Tuy nhiên sau khi gặp mặt Tăng Quốc Phiên, cho rằng đây là người “tràn đầy chí khí bất bình”, e rằng không được lâu dài.
Không lâu sau Lưu Tích Hồng làm Phó sứ đi theo Quách Tung Đạo, đi sứ tới các nước phương Tây, quả nhiên hai người nảy sinh bất hòa. Lưu Tích Hồng bèn viết thư gửi về triều đình nói rằng, Quách Tung Đạo đưa vợ bé xuất ngoại, qua lại thân thiết với người nước ngoài, làm ô nhục hình ảnh quốc gia.
Quách Tung Đạo cũng viết thư gửi triều đình tố cáo Lưu Tích Hồng ăn trộm đồng hồ của người nước ngoài. Lý Hồng Chương là người phụ trách giải quyết vụ việc mâu thuẫn giữa hai người, khi đó là người có quan hệ mật thiết Quách Tung Đạo, đã cho triệu tập Lưu Tích Hồng về, không làm Phó Sứ nữa. Lưu Tích Hồng vô cùng oán giận viết tấu thư, gửi tới hoàng đế liệt kê mười tội ác đáng bị chém đầu của Lý Hồng Chương.
Nhưng thật không may khi đó triều đình đang coi trọng Lý Hồng Chương về vấn đề ngoại giao, nên không thèm để ý tới tấu thư của Lưu Tích Hồng. Ông ta càng căm phẫn uất ức và trở nên cực đoan, thường xuyên nói năng cư xử với người khác không lễ độ, người cùng quê cũng đều không thể gần gũi. Cho tới khi Lưu Tích Hồng mở tiệc mời khách cũng không có ai tới làm ông ta rất buồn rầu, không lâu mà chết.
VIII.Quy luật số 8 : Thiểu sự vi phúc, đa tâm chiêu họa; Phúc mạc phúc vu thiểu sự, họa mạc họa vu đa tâm
Nghĩa là: Ít chuyện là phúc, đa nghi là chiêu mời tai họa. Có phúc hay không là ở việc có ít chuyện hay nhiều chuyện, có họa hay không là ở việc đa nghi nhiều hay ít.
Hạnh phúc lớn nhất của một người chính là không có chuyện buồn phiền để trong lòng. Tai họa lớn nhất của một người lại là nghi ngờ những người đối xử tốt với mình.Người ta thường nói: “Dữ kỳ đa tâm, bất như thiểu căn cân”, tạm dịch: nếu vì đa nghi mà sinh hiểu lầm thà coi như không biết việc gì sẽ tốt hơn.
Nguồn gốc của thị phi thường ở sự đa nghi của con người, đa nghi sinh bất lợi cho việc qua lại và chung sống giữa người với người. Thái độ tiêu cực ấy vốn không có lợi trong quan hệ giữa người với người.
Chỉ có những người cả ngày phải bôn ba vất vả cực nhọc kiếm sống, bị những chuyện vụn vặt vướng víu quanh thân, mới hiểu được bình an vô sự nhẹ nhàng chính là hạnh phúc lớn nhất; chỉ có những người tâm như chỉ thủy yên tĩnh ổn định mới hiểu được hiểu lầm chính là tai vạ lớn nhất.
IX.Quy luật số 9 : Chân bất ly huyễn, nhã bất ly tục
Nghĩa là: Thật không thể tách rời với ảo, cao thượng không tách rời với trần tục.
Chân thực và ảo tưởng, cao thượng và dung tục là những điều tương khắc đối lập nhau.Nhân sinh như mộng, mộng cũng như nhân sinh, nằm mộng cũng là nhân sinh. Cho dù là “giấc mộng vàng đẹp đẽ” hay nằm mơ giữa ban ngày thường bị mọi người cười chê, tuy nhiên đó đều không phải ngẫu nhiên.
Tại sao trời đất lại phân ra ngày và đêm? Chính là để chúng ta một nửa sống trong hiện thực, một nửa rơi vào cõi mê. Hoa sen sống giữa bùn lầy, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, vẫn giữ được sự thanh cao lại vừa trần tục. Đơn giản tới đỉnh điểm, chính là tận cùng của sự tao nhã.
X.Quy luật số 10 : Lưỡng niên học thuyết thoại, nhất bối tử học bế chủy
Nghĩa là: Hai năm học nói cả đời học im lặng.
Cổ nhân dạy: “Nhiều lời là bệnh thứ nhất trong đối nhân xử thế, động không bằng tĩnh, nói không bằng im lặng”.Có những người, có những việc mà ta nói càng nhiều, khoảng cách giữa hai bên càng xa, mâu thuẫn cũng càng lúc càng lớn.
Trong giao tiếp thường ngày, nhiều người có thói quen vội vã, gấp gáp muốn bày tỏ quan điểm của bản thân, dẫn tới tình trạng nói liên miên mà chẳng hề quan tâm tới thái độ của đối phương.
Đa số trong các trường hợp chúng ta nói càng nhiều, khoảng cách giữa hai bên càng trở nên xa cách, mâu thuẫn cùng theo đó càng tăng lên. Trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày, đôi khi vì muốn bày tỏ ý kiến bản thân, chúng ta thường hay vội vàng nói mà chưa kịp hiểu ý kiến của đối phương. Bởi vậy, trước khi nói cần suy nghĩ cân nhắc xem lời nói đó có ảnh hưởng gì tới người khác không.
Cổ nhân nói: “Phong lưu bất tại đàm phong thịnh, tụ thủ vô ngôn vị tối trường“, tạm dịch: Người phong lưu kiệt xuất, lời nói thường ẩn chứa hàm ý sâu sắc.
Những người ba hoa thao thao bất tuyệt đôi khi không phải là người có thể tỏa sáng. Ngược lại có những người im lặng không nói lại ẩn chứa sâu thẳm trong tâm những suy nghĩ cao thâm khó lường.
Thay vì đem hết ruột gan phơi trước mặt người khác thông qua lời nói, chi bằng hãy học các giữ im lặng. Miệng lưỡi liến thoắng, giỏi thao thao bất tuyệt đôi khi không thể tỏa sáng. Nhưng người trầm mặc, ít nói, cất giữ nhiều suy nghĩ trong lòng lại càng toát lên vẻ thâm thúy.