6 điều mà người mẹ cần phải làm để tích phúc tích đức cho con cái
Người phụ nữ, người mẹ hiền chính là phong thủy, là vận số của cả gia đình; và phúc đức của người phụ nữ dày hay mỏng không được quyết định bởi số phận; mà được quyết định bởi thái độ sống, cách đối nhân xử thế của họ.
Phúc báo của một người phụ nữ không những ảnh hưởng đến cuộc đời của chính họ; mà còn tác động đến chồng con và gia đình.Người làm cha mẹ gieo trồng ruộng phúc, tích đức làm việc thiện, thì sau này tự nhiên con cháu sẽ tự có phúc báo. Nếu cha mẹ không tích đức hành thiện, kiếm tiền bất chính thì sau này con cháu sẽ chịu nhiều cơ cực, không được hưởng phúc báo từ cha mẹ
Cho đi không phải là hết, cho đi là còn mãi, vì cho đi là người mẹ đang tích đức hành thiện, và mọi phúc báo của con cái đều từ những việc làm thiện lương của cha mẹ mà ra.Và trong số đó thì có 6 việc mà người mẹ cần phải làm để có thể tích được phúc đức cho con cái sau này có thể được hưởng.
Vậy đó là 6 việc gì, để tìm hiểu thì ngày hôm nay xin kính mời quý anh chị và các bạn cùng Kênh Tử Vi đi tìm hiểu trong video dưới đây nhé
I.Phúc báo của con cái đều có liên quan tới cha mẹ
“Cha mẹ hiền lành để đức cho con” hay là “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”, những đúc rút này của người xưa cho đến bây giờ, và muôn đời sẽ vẫn còn nguyên giá trị.Cha mẹ hành thiện tích đức thì con cái được hưởng phúc báo, còn cha mẹ gây ác nghiệp thì con phải trả nhiều đời, trả cho đến lúc hết thì thôi.
Khi một đứa con được sinh ra, người gần gũi nhất với chúng là cha mẹ. Và mọi hành động, lời nói, tính cách của con cái, ảnh hưởng từ cha mẹ rất nhiều. Ví như cha mẹ là người luôn mở lòng từ bi giúp đỡ người nghèo, thì con cái từ nhỏ đã nhìn thấy điều ấy, đứa trẻ lớn lên cũng sẽ là một người nhân hậu.
Vậy mới nói, phúc báo của con cái đều liên quan đến cha mẹ. Cha mẹ làm điều tốt, thì con sẽ trở thành người tốt. Còn nếu như cha mẹ là người lấy oán báo ân, buông lời cay độc, hãm hại người lành, thì đứa con khi lớn lên cũng đâu thể nào là người lương thiện.
Mọi việc chúng ta làm hôm nay đều liên quan phúc báo của con cái chúng ta sau này. Như cha mẹ là người tàn phá môi trường, thì con ắt sẽ phải sống trong một môi trường ô nhiễm, đầy những rủi ro bệnh tật. Cha mẹ là phường trộm cắp vô ơn, thì con cái khó có thể là người thật thà trung thực.
Nếu cha mẹ trồng những cái cây, thì con cái là người hưởng trái ngọt. Cha mẹ có tích lũy thì con cái mới nhận được của để dành.
Có một câu chuyện như sau :
“Ở một thành phố nhỏ có một bà mẹ đơn thân sống với con gái ruột và cha mẹ. Bà mẹ đơn thân nghèo là giáo viên, lương chỉ đủ tằn tiện qua ngày trong cuộc sống giản dị của cả gia đình nhỏ. Mặc dù nghèo thật nhưng họ sống rất hạnh phúc và yêu thương nhau.
Nhưng cuộc sống bình an của họ bỗng gặp cơn sóng gió bất ngờ. Cô bé khi lên 5 tuổi bị chẩn đoán mắc một chứng bệnh thuộc ung thư máu. Gia đình họ đã phải bán hết tất cả tài sản có được để làm sao cứu sống cô bé vốn là tài sản giá trị nhất quan trọng nhất của họ.
Tuy nhiên sức khỏe của cô bé không hề khá hơn mà ngày càng tồi tệ đi, các bác sĩ tư vấn ghép tủy là lựa chọn duy nhất để giành lấy sinh linh bé nhỏ này từ tay tử thần vốn đang ở rất gần nơi đây.
Người mẹ đã xét nghiệm tủy với hy vọng có cơ hội cứu con gái yêu. Thật không may là tủy của cô không phù hợp với con gái ruột của mình, nhưng lại phù hợp để ghép tủy cho một cậu bé khác cũng mắc bệnh tương tự. Vì vậy các bác sĩ đã thuyết phục cô hiến tủy cứu cậu bé con người khác.
Cha mẹ cô không đồng ý, vì nếu có chuyện gì xảy ra với con gái họ, cháu của họ sẽ ra sao? Gia đình mình ai là người gánh vác đây? Tuy nhiên khi người mẹ của cậu bé đáng thương đó tới cầu xin cô, cô đã mủi lòng thương xót và chấp nhận sẽ hiến tủy cho cậu bé.
Bởi cô nghĩ gia đình họ cũng đang trong hoàn cảnh giống gia đình cô, cũng thực sự không còn con đường nào khác.Để có thể hiến tủy, người mẹ đơn thân ấy phải dùng thuốc kích một số tế bào gốc, vốn là điều rất khó chịu và đau đớn. Nhưng cô vẫn chấp nhận và quyết tâm chịu đựng để cứu cậu bé kia.
Cuối cùng cậu bé đã được cứu sống nhờ sự hy sinh vĩ đại của cô. Gia đình họ vô cùng cảm kích, đã mang tới nhà cô 50.000 Nhân Dân tệ vốn là tất cả những gì họ có để cảm ơn cô.Tuy nhiên người mẹ đơn thân nhân hậu dũng cảm ấy đã từ chối, cô nói rằng họ cần số tiền này để giúp cậu bé sớm bình phục hoàn toàn.
Cha mẹ cậu bé vô cùng cảm kích trước tấm lòng nhân hậu của người mẹ đó và họ đã kể lại câu chuyện này với truyền thông báo chí thời điểm đó. Rất nhiều người khi biết được câu chuyện cảm động này đã tình nguyện quyên tiền bạc để giúp gia đình cô vượt qua cơn hoạn nạn.”
Vậy nên, phải nói rằng phúc đức của người phụ nữ dày hay mỏng không được quyết định bởi số phận mà được quyết định bởi thái độ sống, cách đối nhân xử thế của họ. Họ có hành thiện tích đức thì ông trời cũng giúp cả nhà họ vượt qua khó khăn, thật dễ hiểu vì đó chính là luật nhân quả.
Phụ nữ nên nhớ “đức năng thắng số“, số phận của bạn khi sinh ra có thể không như ý, nhưng việc tu tâm tích đức sẽ khiến số phận thay đổi theo chiều hướng tích cực, giúp bạn tự làm chủ cuộc đời mình.
II.Những điều mà người mẹ cần làm để tích đức cho con
1.Tu khẩu tích đức cho con
Người xưa có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Trước khi nói ra lời nào bạn nên “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Hãy cân nhắc và tự hỏi mình rằng lời mình nói ra có gây ảnh hưởng đến ai không?
Điều đó có khiến ai đó phải chịu tổn thương hay thiệt thòi không. Lời nói có thể dễ dàng thốt ra nhưng nếu nó làm hại người khác thì bạn chớ nói ra.Nhiều người vô tư nghĩ rằng mình nói gì là quyền của mình, người khác không có quyền can thiệp. Họ không biết rằng, khẩu nghiệp sẽ khiến họ phải trả giá không chỉ kiếp này mà những kiếp sau. Tu khẩu chính là cách tu tâm tích đức khó nhất mà con người phải trải qua.
Khi đối diện với mâu thuẫn, khi bị đối xử bất công hay hãm hại thì người bị đối xử như vậy chỉ chịu 3 phần hậu quả nhưng chính người gây ra nghiệp sẽ phải chịu 7 phần ‘ác nghiệp’. Đừng tự tạo nghiệp, bởi sau cùng người bị hủy hoại chính là bạn chứ không phải người bị hại.
“Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất” nghĩa là bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra.Con người muốn tích đức, phúc phần đời đời cho con cháu thì nên nhớ những điều này.
Phật dạy trong mười cái nghiệp của con người thì trong đó cái miệng đã chiếm bốn gần một nửa.Ác khẩu, ác ngữ là lời nói thâm độc, thô bạo, mắng nhiếc, chửi rủa,… là những lời lẽ thiếu văn minh, đạo đức trong giao tiếp.
Lời nói có thể xoa dịu nỗi đau trong lòng, làm vơi đi những tâm trạng buồn.Ngược lại,Lời nói cũng có thể đưa con người vào vực thẳm của tội lỗi, có thể khiến người ta ăn năn hối hận cả cuộc đời.Trong đó lời nói ác ngữ, ác khẩu là một trong những nguyên nhân đưa đến hậu quả như thế.
Ác ngữ là một trong bốn điều bất thiện thuộc về lời nói, đó là: vọng ngữ (nói láo), ỷ ngữ (nói thêu dệt), lưỡng thiệt (đâm thọc), ác khẩu (chửi rủa). Những người “ác khẩu” thì sớm muộn cũng sẽ gánh chịu “khẩu nghiệp”, tức là phải chịu cái hệ lụy, hậu quả do những lời ác ý, ác tâm của mình gây ra.
Thông thường, một lời ác khẩu của một người trong đời sống thực có thể gây phiền toái, liên lụy, xúc phạm đến một hay vài ba người khác; nhưng mỗi cư dân mạng chỉ cần “like”, “share”, “comment” trên mạng xã hội thì một lời ác khẩu có thể nhân lên, biến thành hàng vạn, thậm chí hàng triệu lời ác khẩu thì lúc đó, hệ lụy kéo theo vô cùng lớn. Và như vậy, cái khẩu nghiệp của một người có thể cuốn vô số người khác bị khẩu nghiệp theo.
Người với người sống với nhau nên có sự đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia. Đừng đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả. Hãy yêu thương những người khốn khó hơn ta. Người phụ nữ cần có tấm lòng thiện lương thì phúc phần mới đến bên mình.
Đừng nghĩ rằng đời này không có ‘báo ứng’. Bởi vì quả báo không giáng xuống ngay mà chờ đến thời điểm nào đó sẽ ập xuống đời bạn. Hãy giữ cho mình tâm hồn thiện lương. Những thói xấu ấy chỉ khiến bạn mãi ở phía dưới, cuộc sống khó có thể thăng hoa được.
2.Hạn chế sát sinh tích đức cho con
Một trong những nguyên tắc đạo đức căn bản của người Phật tử là không làm tổn hại, không sát hại chúng sinh. Sát sinh là tội ác lớn nhất trên đời, bởi mọi sinh vật đều mong muốn sống và sợ hãi trước cái chết
Sát sinh là cướp đi mạng sống của con người hoặc loài vật. Người đời thường có câu “ Vật dưỡng nhơn” với tư tưởng con vật sinh ra là để phục vụ nhu cầu ăn uống cho con người, dẫn đến họ xem việc sát sanh, cướp đi mạng sống của loài vật là chuyện bình thường
Sát sinh không phải là một hành động bình thường của một con người lương thiện. Với đạo Phật luôn xem trọng sinh mạng của chúng sinh là bình đẳng kể cả người hay vật thì góc độ của sát sanh thật tàn nhẫn.
Mỗi chúng ta, những loài hữu tình có cảm xúc và cảm giác đều ham sống sợ chết, sợ đau sợ khổ thì với những loại vật cũng vậy, chúng cũng có cảm giác sợ hãi, đau đớn và sân hận khi bị cướp đoạt mạng sống. Thế nhưng nhu cầu ăn uống, ham ăn ngon, ăn lạ đã che lắp trí tuệ, khiến chúng ta trở nên tàn nhẫn.
Sát sinh và những hậu quả sát sinh Đức Phật đã đưa tội sát sanh vào giới cấm thứ nhất trong ngũ giới, nghĩa là Ngài đã thấy hậu quả không lường của việc sát sinh hại vật. Và ngày nay cũng thế, các giới khoa học chứng minh về tác hại sức khỏe của việc ăn thịt động vật cũng như ô nhiễm môi trường từ các lò mổ thải ra.
Nếu ai tạo nghiệp sát sinh hại vật nhiều thì chắc chắn chịu quả báo thân thể đau yếu, nhiều bệnh tật, thọ mạng ngắn ngủi, người và vật đều xa lánh vì luôn tỏa ra sát khí nguy hiểm, lạnh lùng.
Chúng ta dù là con người hay loài vật cũng là những chúng sanh vô minh đang luân hồi trong sáu nẻo, rồi cũng chết đi theo quy luật tự nhiên, cớ gì sống mà gây đau khổ cho loài khác.Vì thế chúng ta luôn tâm nguyện và thực hành không giết hại chúng sinh.
Chẳng những không giết hại mà còn phóng sinh, tích cực bảo vệ sự sống và môi trường xanh sạch. Dĩ nhiên, trong thực tiễn cuộc sống hạnh lành này rất khó thực hiện một cách vẹn toàn. Việc đầu tiên, để tránh quả báo xấu địa ngục, chúng ta nguyện không nghĩ và không làm những việc tổn hại đến mạng sống con người.
3.Hóa giải hận thù tích đức cho con
Hận thù là một trong những nghiệp ác mà mỗi người đã tự tạo ra, hận thù phát khởi từ tham vọng của con người.Hận thù chính là liều thuốc độc mạnh nhất. Vì vô minh chấp ngã nên người đời không thấy sự độc hại của tâm thù hận, do đó khi gặp ai xử tệ với mình, làm mình không vui hoặc gặp việc trái ý nghịch lòng thì ôm lòng hận thù nhưng đâu biết chính tâm hận thù đó giết chết mình mà không hay.
Thù hận để trong tâm trí cũng giống như một quả bom nổ chậm trong một ngôi nhà, nó có thể nổ và gây ra thảm khốc đối với ta không biết lúc nào. Vậy muốn hóa giải được sự thù hận thì ta phải biết tha thứ, bỏ qua những lỗi lầm mà người khác gây ra cho ta.
Ngay cả khi ai đó xúc phạm bạn, vu khống bạn, hãm hại bạn. Thì cũng nên đối đãi một cách thiện lành nhất, và nên cảm ơn họ.
Cũng trong một biến cố, nỗi khổ niềm đau như nhau, thế mà có người có thể quên đi trong vòng vài ngày, có người vài năm, có người vài mươi năm, có người mang theo đến đời sau, khi sanh ra tiếp tục mang hận thù mà mình không hề biết tại sao mình lại hận thù họ.
Điều này đã làm cho rất nhiều người bị khổ đau kéo dài từ đời này sang kiếp nọ. Để có trạng thái an lạc, thảnh thơi, đức Phật dạy hãy chuyên tâm thực hành buông xả. Nếu muốn giảm tối thiểu lòng hận thù thì phải trưởng dưỡng sự buông xả một cách có ý thức.
Để xóa bỏ hận thù có hiệu quả, trước nhất hãy quán tưởng không có tác nhân gây ra. Dù họ có cố ý hay vô tình cũng không thành vấn đề. Sau khi tha thứ cho những lỗi lầm của họ ta hãy sống một cách thật lòng, quan tâm và đối xử tốt với họ có như thế họ mới tin tưởng là ta đã xóa bỏ mọi oán hận đối với họ.
Ðó mới thật sự là đã hóa giải được hết nỗi hận thù. Có không ít người đã tự bào chữa cho mình rằng, trả thù là để đòi hỏi lại sự công bằng, để người gây ra phải nhìn nhận được lỗi lầm của họ. Ðó là một sự suy nghĩ sai lầm nghiêm trọng.
Trong cuộc sống, đã là con người chúng ta ai cũng có lúc gặp những chuyện người khác làm mình tổn thương mình. Nhưng nếu ta cứ mãi ôm giữ ngọn lửa oán hận trong lòng và muốn trả thù thì trước khi ngọn lửa ấy chưa kịp chuyển sang người đó, thì nó đã thiêu đốt chính bản thân ta trước.
4.Sống lạc quan tích đức cho con
Trong cuộc sống, chị em chỉ cần luôn giữ nụ cười trên môi thì sẽ đem những điều tốt và thiện ý đến cho những người bên cạnh bạn.Một lối sống lạc quan và suy nghĩ tích cực là cái mà chúng ta hoàn toàn có thể tự tạo ra được. Và chỉ những ai làm được điều đó thì mới có thể hưởng thụ sự an nhiên và hạnh phúc trong cuộc sống.
Người phụ nữ lạc quan luôn có sức hút kỳ lạ với người khác; bởi vì họ truyền được luồng sinh khí tích cực, khiến những người xung quanh cũng cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn.Nếu một người phụ nữ yếu đuối hay than vãn trách móc thì chắc không thể vượt qua được những khó khăn, có những lúc bế tắc của cuộc đời.
Sự lạc quan, yêu đời, năng lượng sống tích cực sẽ lan tỏa đến những người xung quanh. Muốn được vậy phải học hỏi nghệ thuật cân bằng sự nghiệp và gia đình dành cho những người phụ nữ trưởng thành.
Chẳng hạn như khi bạn buồn chán vì cô đơn hay gặp phải những điều không may mắn mà lại không chia sẻ được với bạn bè thì đừng vội chán nản mà hãy tìm cách thư giãn cho bản thân tốt nhất như về nhà sớm, ngồi đọc báo, xem phim và nấu những món ăn mình thích. Hãy biến một ngày nhàm chán của bạn trở nên thú vị và hữu ích. Hãy thử cởi mở bản thân và chủ động trò chuyện với mọi người.
Loại bỏ ngay thói quen đố kị, đừng so sánh bản thân với cuộc sống của người khác, nhất là khi bạn chỉ nhìn thấy một phần của cuộc sống đó trên những trang mạng xã hội hay hình ảnh được đăng tải. Hãy tâm niệm rằng còn nhiều người khốn khổ hơn bạn, rằng bạn vẫn còn thời gian để kiếm tiền xây dựng tương lai.
Hãy tự bằng lòng với những gì bạn có. Những người giàu có, biết đâu họ không có một cuộc sống tinh thần hạnh phúc như bạn. Như khi xui rủi gặp tai nạn hay có vấn đề về sức khỏe, thì đừng vội bi quan mà phải mạnh mẽ lên, hãy tự mình đứng lên và chiến đấu với mọi hoàn cảnh. Suy nghĩ tiêu cực chỉ khiến bạn bế tắc và vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn.
Người mẹ, người vợ trong nhà phải luôn là chỗ dựa tinh thần cho chồng con, làm động lực cho họ trong cuộc sống. Có như thế, hôn nhân mới bền lâu, con cái mới trưởng thành và cả đời hạnh phúc, an yên
5.Chung thủy với chồng tích đức cho con
Một người vợ mà không có lòng thương yêu, trân trọng người chồng; sẵn sàng rời bỏ chồng mình để theo người đàn ông khác vì tiền bạc, quyền lực là tự chà đạp lên đức hạnh của bản thân. Người sống như vậy sẽ có cái kết không tốt đẹp, con cháu khó được hưởng phúc.
Vợ chồng nên sống chung thủy, không ngoại tình. Khi không ‘phá hoại’ hôn nhân của người khác thì bản thân mình và con cháu cũng sẽ không bị rơi vào tình huống tương tự.Người vợ mà bỏ rơi chồng đến với người đàn ông khác không khác gì tự hủy hoại đức hạnh của bản thân. Khi này, ‘quả báo’ sẽ đến khiến bản thân và con cháu mãi sống trong cảnh nghèo khổ, không khá lên được.
Vợ chồng là duyên phận phải tu nghìn năm mới nên duyên, dù cuộc sống có khó khăn thì người vợ hãy cùng chồng vượt qua; đừng vì nghèo khó mà rời xa chồng. Hãy luôn giữ sự chung thủy, không phá hoại hạnh phúc của người khác thì về sau bản thân mình và con cái cũng sẽ cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc.
Phụ nữ kiêu căng ngạo mạn, thích thể hiện thường sẽ bị ghét bỏ. Tránh khoe khoang, buông bỏ cái tôi, giảm bớt sự tự tin thái quá. Phụ nữ khiêm nhường một chút sẽ khiến cuộc sống dễ thở, cởi mở hơn.
Khiêm nhường, thật thà là đức tính cần thiết và quý báu của một người phụ nữ. Chỉ khi làm được điều này, phúc lộc sẽ tự khắc đến. Nhờ đó vợ chồng con cái mới hòa thuận, hạnh phúc được.
6.Tích đức cho con là dạy con thành người tử tế
Người phụ nữ luôn chiếm vai trò quan trọng trong việc đem lại giá trị vật chất và tinh thần trong gia đình. Người mẹ là người thầy vĩ đại đầu tiên của con từ học tri thức cuộc sống đến cách làm người. Cho nên người phụ nữ trong gia đình là chiếc gương phản chiếu lên con cái.
Còn người phụ nữ không từ bất kì thủ đoạn để chiếm lợi riêng cho con mình với mong muốn con cái có cuộc sống sung túc hơn người, làm như vậy không tích đức cho con mà là cách hại con nhanh nhất. Nó không chỉ khiến vận mệnh của chính bạn u ám mà còn khiến con bị liên lụy.
Dạy con học toán, làm văn, rèn chữ… vẫn chưa phải là điều quan trọng nhất. Mà quan trọng hơn, đó là dạy con trở hành người tử tế, người bình thường trong xã hội.Rất nhiều người chịu trách nhiệm về việc này nhưng cha mẹ, thày cô là người có trách nhiệm cao nhất. Với riêng con mình thì cha mẹ có trách nhiệm chính.
Đa số mọi người sẽ cho rằng, dạy con thành người tử tế, người bình thường thì dễ quá, thành tài năng, thành người nổi tiếng… mới khó. Đúng là dễ nhưng lại rất khó.Trước hết cần dạy con sẵn sàng làm việc. Chúng sẽ sẵn sàng thế nào đây nếu từ bé đến lớn cha mẹ không cho chúng có cơ hội chịu trách nhiệm làm những việc của mình?
Vậy thì, cha mẹ hãy để trẻ biết tự xúc cơm ăn, tự tắm rửa, cất đồ chơi, biết tự dọn dẹp bàn học, giường ngủ, phòng ốc của chính mình? Ngoài ra, những việc đơn giản như nấu cơm, rửa chén, lau bàn ghế… cũng nên để con rèn luyện từ nhỏ để con biết rằng muốn có một bữa ăn, muốn ở trong một ngôi nhà sạch thì phải luôn sẵn sàng làm những công việc đó, một cách chăm chỉ và có trách nhiệm.
Một người bình thường và tử tế cũng chính là người có khả năng đối mặt khó khăn, giải quyết vấn đề chứ không lẩn tránh và bao biện,chúng ta có thể giúp con rèn luyện nó trong những tình huống cụ thể và dễ hiểu như ngã thì tự đứng dậy để hiểu tại sao mình ngã, làm đổ cơm ra bàn thì tự dọn, nghịch đất thì tự rửa tay chân, mâu thuẫn với bạn thì cần tự mình giải quyết…
Phụ nữ chính là phong thủy của gia đình, người mẹ sẽ quyết định phúc phận của con cái. Người phụ nữ tích đức cho con không chỉ bằng những việc làm tốt của chính mình. Người mẹ cần gieo hạt thiện lương, đánh thức những giá trị đạo đức tốt đẹp trong suốt quá trình nuôi dạy trẻ.