Nghiệp duyên – Lương duyên là gì? Cách hóa giải nghiệp duyên
Trần gian chẳng qua cũng chỉ là một quán trọ, ai trong số chúng ta rồi cũng sẽ trải qua quy luật sinh lão bệnh tử.Trong cuộc đời, khi gặp ai đó cũng là duyên số, yêu nhau là duyên nợ, chia tay cũng là duyên phận. (Duyên âm là gì?)
Và bất kỳ ai cũng đều mong muốn sẽ gặp được mối lương duyên tốt đẹp, đáng trân quý. Tuy nhiên cuộc đời không phải như là mơ, sẽ có những người gặp phải những mối nghiệp duyên khó có thể thoát ra được.
Khi ta tiếp xúc với một người nào đó, bất ngờ làm cho ta nhớ nhung, thương yêu tha thiết thì hoặc ta với người đó thực sự có duyên nợ đến đòi nợ mình hoặc đến để trả nợ cho mình hoặc có thể đó là một cái ác nghiệp dẫn dụ ta chuẩn bị bước vào con đường tăm tối, sai lầm để chịu nghiệp báo… Vì sao lại có chuyện như vậy ?
Để tìm hiểu vấn đề này thì ngày hôm nay chúng ta hãy cùng Kênh Tử Vi cùng nhau đi tìm hiểu trong video dưới đây nhé
I.Khái niệm về nghiệp duyên và lương duyên
1.Nghiệp dẫn
Trước khi đi tìm hiểu xem nghiệp duyên là gì? Thì có một khái niệm rất quan trọng mà chúng ta cần phải biết đó là nghiệp dẫn, nó có liên quan mật thiết đến nghiệp duyên.Nghiệp dẫn là hiện tượng để chỉ dòng cảm xúc mạnh khi nam nữ gặp nhau.
Dòng cảm xúc này có thể xuất hiện một cách bất chợt chứ không nhất thiết là 2 người phải gặp nhau trực tiếp, cho dù cách nhau đến cả nửa bán cầu thì cảm xúc ấy vẫn bao trùm tâm trí của 2 người hoặc cũng có thể là chỉ một phía. Khi thấy tâm trí mình có dấu hiệu của nghiệp dẫn thì phải biết tu tâm dưỡng tính, ăn lăn, sám hối để mối nghiệp dẫn này có điều kiện được phát triển thành mối nhân duyên tốt.
Mặc dù vậy ta không nên quá chấp trước sống chết chạy theo dòng cảm xúc này một cách mù quáng, gây ra nhiều tội lỗi, tạo nghiệp cho bản thân và những người xung quanh. Điều này sẽ góp phần không nhỏ tạo nên mối nghiệp duyên khiến mình phải đau khổ cả một đời.
2.Lương duyên
Lương duyên là mối nhân duyên tốt đẹp. Cả hai tìm thấy nhau giữa dòng đời, đem lòng yêu thương và nên duyên vợ chồng. Dấu hiệu đầu tiên của lương duyên là cả hai cảm mến, yêu thương nhau từ lần gặp gỡ đầu tiên. Giữa cả hai không có chút khoảng cách nào, luôn dành cho nhau sự quan tâm ân cần và dịu dàng nhất.
Bằng cảm xúc và giác quan của bản thân, bạn cảm nhận được sự an toàn, bình yên khi ở bên người ấy. Sau khi tìm hiểu một thời gian, bạn phát hiện ra cả hai có quá nhiều sở thích, quan điểm chung. Có khi không cần phải nói, bạn cũng hiểu được những điều người kia muốn thổ lộ.
Chỉ cần có chung 4 sở thích, đích thị người đó là lương duyên ở kiếp này của bạn, không thể tránh khỏi. Bởi có rất nhiều cặp đôi yêu nhau, nhưng lại chẳng có sở thích hay điểm chung gì, chẳng qua là miễn cưỡng làm theo điều người kia thích.
Khi về chung một nhà, tình cảm của cả hai ngày một tăng thêm. Bạn luôn có cảm giác không thể sống thiếu đối phương một khắc, một giây nào. Thậm chí đi đâu cũng phải có nhau, không cần người kia nói quá nhiều, chỉ thông qua nét mặt, bạn cũng hiểu được họ có tâm sự gì khó nói.
Nếu nói vợ chồng không cãi nhau thì hơi khó tin, nhưng dấu hiệu vợ chồng có mối quan hệ lương duyên là ít khi cãi vã. Bởi lẽ bạn quá thấu hiểu đối phương, không có gì bất đồng quan điểm nên cãi vã cũng hơi khó. Một dấu hiệu quan trọng nữa là bạn hoàn toàn tin tưởng đối phương, không quá xét nét hay chiếm hữu thời gian riêng của họ.
Cả hai luôn dành cho nhau khoảng cách nhất định, vừa gần vừa xa, vừa lạ vừa thân mật. Nếu vợ chồng bạn có những dấu hiệu này, chứng tỏ mối quan hệ của cả hai là lương duyên, khó lòng mà gỡ bỏ.
3.Nghiệp duyên
Nghiệp duyên mang ý nghĩa gần tương tự như nhân duyên nhưng lại có thêm từ “nghiệp“ đứng trước để nhấn mạnh rằng bất kể điều gì ta làm bây giờ đều dẫn đến tạo nghiệp sau này. Chẳng hạn có một người đàn ông là dân giang hồ đã giết hại nhiều người sau khi rửa tay gác kiếm thì gặp và yêu một cô gái rồi lấy làm vợ. Nhưng sau này phát hiện ra cô gái này chính là con gái của người trước kia mình từng lấy đi mạng sống.
Lúc này anh ta cảm thấy rất khó xử, không biết phải làm sao để đền hết tội mà vẫn giữ được hạnh phúc gia đình. Trong trường hợp này việc giết người chính là “nhân” anh ta đã gieo và “quả“ chính là tình huống trớ trêu, đau khổ mà người này phải đối mặt ở hiện tại. Hiểu một cách đơn giản thì nghiệp duyên chính là quy luật nhân quả. Duyên tốt hay xấu còn phụ thuộc vào những điều chúng ta làm trong quá khứ và hiện tại để dẫn đến mối duyên trong tương lai hay người ta thường nói “gieo nhân nào thì gặp quả lấy “ .
Ngay lần gặp đầu tiên cả hai đã khắc khẩu nhưng vẫn đem lòng yêu thương nhau. Khi ở bên, vợ chồng bạn luôn bất đồng quan điểm, xảy ra cãi vã liên miên. Đây đích thị là nghiệt duyên. Có thể kiếp trước cả hai là chủ nợ, kẻ thù của nhau, kiếp này tìm đến đòi lại món nợ của chính mình.
Có những người mỗi lần gặp nhau là mâu thuẫn, xung đột nhưng không hiểu sao lại đem lòng yêu thương nhau. Hoặc có thể cuộc nhân duyên đó là do sắp đặt, ép buộc, cả hai không hoàn toàn đến với nhau vì tình yêu. Dấu hiệu rõ ràng nhất của nghiệt duyên là không khí trong nhà lúc nào cũng căng thẳng, ngột ngạt.
Tuy đã là vợ chồng nhưng cả hai xem như đối thủ, kẻ thù, luôn tìm cách hạ bệ và đối đầu với nhau. Không chịu nhường nhịn, luôn muốn hơn thua từng chút một, luôn đặt cái tôi của bản thân lên trên tất cả. Thậm chí một trong hai còn vướng nào chuyện ngoại tình.
Đối phương chỉ muốn tìm kiếm của lạ cốt yếu để dằn vặt, làm khổ bạn đời. Vợ chồng có mối nghiệt duyên sẽ khổ đau cả đời không dứt, cuộc sống chỉ quẩn quanh trong nước mắt và cãi vã. Tuy nhiên họ lại không thể bỏ nhau cho đến khi hết nợ hết duyên
4.Nghiệp duyên dẫn dụ cho 2 người gặp nhau
Khi nam nữ gặp nhau ta cảm thấy xúc động mạnh, thường đó là do dòng nghiệp dẫn. Nghiệp duyên dẫn 2 người gặp nhau cho dù 2 người có cách nhau nửa vòng trái đất (có câu: Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ).Nghiệp làm tâm ta cảm thấy động.Hễ thấy tâm mình động mạnh thì phải biết đó là nghiệp dẫn, thì ta phải lo sám hối, lo tu và tâm phải tỉnh chứ không được để nghiệp xưa cũ đưa đi vào con đường đen tối.
Chứ cảm thấy tâm mình dao động mạnh lên là mình cứ bán sống bán chết chạy theo cái động đó để mà gây tạo tội lỗi và chịu nghiệp báo của dòng nghiệp duyên này, đôi khi có một số trường hợp không làm chủ được thâm tâm nên bị dòng nghiệp duyên này cuốn xa và cứ thế nghiệp đưa đến cho ta tình huống thuận lợi để tạo tội vô cùng to lớn và chịu quả báo vô cùng thảm khốc.
Khi ta bị tiếng sét ái tình thì có thể đó là một nhân duyên đời trước nào đó hoặc một ác nghiệp (thiện nghiệp) khởi lên do ta nợ họ tiền kiếp
Ví dụ, ta gặp một người nào đó, bất ngờ làm cho ta thương yêu tha thiết thì hoặc ta với người đó thực sự có duyên nợ đến đòi nợ (trả nợ) mình hoặc có thể đó là một cái ác nghiệp dụ ta chuẩn bị bước vào con đường tăm tối, sai lầm để chịu nghiệp báo… thường thì hầu hết con người ta không ai nhìn thấu nghiệp báo nhân quả và không thắng nổi nghiệp dụ nên hầu hết chúng ta sẽ bước vào cái bẫy đó.
Muốn thắng được nghiệp dụ thì trước tiên con người ta phải thật vững tâm không dao động và đừng tin vào những cảm xúc đó mà tự mình bước vào bẫy của dòng nghiệp, trước những cảm xúc như vậy ta hãy cẩn thận và sau cùng thì phải sám hối, tu thiện, giúp người… và phát nguyện để thắng nghiệp dụ. Vì rằng kiếp sống con người chỉ là một giai đoạn trong dòng chảy luân hồi. Kiếp này nối tiếp kiếp khác, thừa hưởng và kế thừa lẫn nhau.
Nhiều cặp vợ chồng đôi lứa đang sống với nhau mà một trong hai người bỗng có tình cảm với người khác (người này lại có duyên nợ của tiền kiếp do nghiệp duyên dẫn đến đòi nợ hay trả nợ), dẫn đến chuyện chia tay là bởi vì người đó bị động tâm không làm chủ được mình và bị dòng nghiệp duyên cuốn trôi nên không thắng nổi bẫy nghiệp (nghiệp dụ)
Những người trần sẽ nói người kia là trăng hoa, đểu cáng…Nhưng thật ra có thể đó là người ta đã trả xong hết nợ và lại không làm chủ được hôn nhân nên bị dòng nghiệp duyên cuốn đi và để trả thêm món nợ khác nữa.
Tình duyên thường đó là nợ kiếp trước của ta. Vì tình cảm vợ chồng có sự luyến ái, nhưng khi ta chấp nhận trả là ta lại đi gieo thêm nghiệp duyên mới. Tình cảm vợ chồng kiếp này thực chất chính là tình cảm gia đình của các kiếp trước.
Nếu ta có đạo nhãn thì sẽ nhìn thấy những tiền kiếp của ta thì ta sẽ biết người ta yêu kiếp này là người nhà cuả ta của các kiếp trước như: cha, mẹ, anh, chị, em, vợ, chồng, con, cái. Do vậy ta thấy tình cảm gia đình khiến ta vướng mắc nhiều kiếp mà không sao thoát ra được
Ta lập gia đình, sinh con đẻ cái rồi lúc chết lo lắng không biết mình chết rồi thì con mình ai lo… Vì ý niệm ấy có thể dòng nghiệp duyên lại cho đi đầu thai lại để tìm cách chăm sóc nó. Do vậy, nói tình yêu càng trả chỉ càng gieo. Nên ta không nên quá yêu thương luyến tiếc là vậy.
Nếu có trả thì nên trả bằng hình thức làm phước… (như giúp người. từ thiện…) ta trả món nợ này cho đời thì vẫn ít đau khổ hơn là việc nợ nần nhau nhiều mà trả bằng sống đời vợ chồng hay con cái.
Còn hiện tượng nhớ thương ai đó thực chất là cái bẫy của Nghiệp. Cảm giác đó không có thật, chỉ dẫn dụ ta để ta rơi vào cuộc sống vợ chồng để rồi trả nợ nhau.
II.Phương pháp hóa giải nghiệp duyên
Gặp phải nghiệp duyên sẽ khiến bản thân chúng ta vô cùng đau khổ, dễ rơi vào trầm cảm, buồn bã,… Tuy nhiên nghiệp duyên là thứ sẽ luôn xảy đến, dù cho bất kỳ cách nào đi chăng nữa, bất kỳ mối quan hệ mới nào mà chúng ta hình thành và tạo nên.
Vợ chồng lấy nhau thực chất đa số là để trả nợ nghiệp còn để hưởng phước thì thấy rất hiếm.Nếu nợ nần nhau mà cả 2 người đều không rõ tường tận của dòng nghiệp duyên thì Sống chung để làm khổ nhau và hành hạ nhau thôi, nhưng nếu có nợ nần nhau mà cả 2 hiểu được dòng nghiệp duyên này để sống có trách nhiệm thông cảm, yêu thương… lẫn nhau nhau thì có thể hoá giải được nợ nần và nghiệp duyên này
Nhưng mấy ai lấy nhau mà sinh con đẻ cái mà cả gia đình đều hạnh phúc thì đó thiện duyên của tiền kiếp của họ. Có thể do cả nhóm người cũng làm các điều thiện lành giúp người và không nợ nần nhau từ tiền kiếp nên chung lại làm 1 gia đình để hưởng phước và ngược lại.
Nhưng thường hai người lấy nhau không khổ vì chồng hay vợ thì cũng khổ vì con cái.
Cách hóa giải nghiệp duyên thực chất không khó, nhưng đòi hỏi sự nhẫn nại và kiên trì. Nếu thực hiện tốt có thể giúp hóa giải những mối nhân duyên không tốt, tạo dựng các mối nhân duyên tốt đẹp hơn. Cụ thể các cách như sau:
1.Thay đổi từ bản thân
Như đã đề cập đến ở trên, nghiệp duyên được tạo nên chủ yếu do quy luật nhân quả. Do đó muốn tìm cách hóa giải nghiệp duyên thì bản thân chúng ta phải có sự thay đổi trước.Nếu kiếp này bạn đang gánh chịu nhiều đau khổ trong hôn nhân, tình cảm. Tốt nhất bạn nên sống thật với chính mình, dần thay đổi bản thân.
Hãy sống có trách nhiệm và yêu thương người bạn đời nhiều hơn. Đặc biệt không tạo điều xấu tạo nghiệp cho kiếp sau. Tích cực ăn năn hám lỗi những việc mình đã làm. Chẳng hạn bạn đang ngoại tình hay đang lén lút quen tình tay 3. Tốt nhất nên cắt đứt mối quan hệ ngoài luồng này, hãy thành thật trong tình cảm. Tránh làm tổn thương đau khổ cho người khác về tình cảm.
Bắt đầu bằng việc sống có trách nhiệm, không làm những điều xấu xa, độc hại, ảnh hưởng tới người khác. Luôn luôn có những suy nghĩ tích cực, biết tha thứ và nhân hậu đối với người khác. Từ những điều đó sẽ giúp chúng ta hóa giải nghiệp duyên, tạo dựng các mối quan hệ mới tốt đẹp hơn.
2.Thực hiện sám hối mỗi ngày
Một cách khác để giúp hóa giải nghiệp duyên, đó là thực hiện việc ăn năn, sám hối mỗi ngày.Đức Phật thường ca ngợi ” Ở đời có hai hạng người đáng khen: hạng người thứ nhất là người không có lỗi, hạng thứ hai là người có lỗi mà biết ăn năn sám hối”.
Ngài khẳng định một cách qủa quyết:” Phàm còn xuống lên trong ba cõi, lăn lộn trong sáu đường, thì không một loài nào hoàn toàn trong sạch, không một ai mà chẳng có tội “. Tất cả mọi chúng sanh trong đời sống hằng ngày không ai là không có lỗi lầm do vô tình hoặc cố ý tạo nên. Người Phật tử là người dám mạnh dạn nhận ra những lỗi lầm mà mình phạm phải.
Trong Phật giáo sám hối không phải là “rửa tội” hay xá tội như một số quan niệm của các tôn giáo khác, mà đây là một hành động mạnh dạn nhận ra lỗi lầm để rồi sau đó tự mình sửa đổi. Phật giáo không bao giờ tin có một vị thần thánh nào có thể xá tội hay buộc tội mà Sám hối là một phương pháp phản tỉnh chính mình.
Có thể xem đây là con đường chuyển hóa tam nghiệp trong qúa trình hoàn thiện nhân cách của một con người Bên cạnh đó, việc sám hối phải đến từ chân tâm, thực hiện với sự chân thành cao nhất, không làm cho có, không thực hiện quá cầu kỳ. Mỗi ngày chỉ cần sám hối, ăn năn từ 10 – 15 phút để hóa giải nghiệp duyên.
3.Học cách nhẫn nhịn
Sở dĩ nghiệp duyên có cơ hội hình thành, bên cạnh lý do chính là quan hệ nhân quả, nguyên nhân khác đến từ cái tôi quá lớn của hai người. Nếu như yêu nhau, tìm hiểu nhau mà không biết chấp nhận những nhược điểm của nhau thì mối quan hệ sẽ rất khó bền vững.
Nếu như cả hai người đều nóng tính, không biết nhẫn nhịn thì mâu thuẫn là điều không khó có thể xảy ra, từ đó dẫn đến cãi vã, đổ vỡ trong các mối quan hệ, đặc biệt là trong hôn nhân.Trong cuộc sống hôn nhân vợ chồng, tốt nhất không nên hơn thua nhau. Một người nóng thì một người nguội, người tiến thì người lùi. Cả hai phải biết cách kiềm chế và nhường nhịn nhau.
Trong hôn nhân tránh cả hai cùng bước hay cả hai cùng lùi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của tình yêu đôi lứa. Mỗi khi gặp khó khắn, rắc rối, cả ha vợ chồng nên bình tâm suy nghĩ, cùng ngồi lại thương lượng và tìm cách giải quyết.
Đừng vì cái tôi của bản thân và đánh giá bạn đời thấp hơn mình. Song đó đừng vội chê bay, xúc phạm bạn đời. Hãy hiểu và quan tâm bạn đời nhiều hơn, hãy lấy chữ “nhịn” làm đầu. Bởi trong phút nóng giận, bạn sẽ làm những điều sai trái để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, mai sau phải hối hận.
4.Tìm hiểu về nhau thật kỹ
Trong Phật giáo, nghiệp duyên là cái nghiệp trong tình duyên mà bạn đã tạo ra ở kiếp trước và bạn sẽ phải trả ở kiếp này. Vì thế để hướng đến một cuộc sống hôn nhân gia đình tràn ngập niềm vui và tiếng cười. Bạn nên tìm hiểu đối phương thật kỹ càng trước khi bắt đầu một mối quan hệ.
Đừng để cảm xúc của con tim làm mờ mắt của chính bạn. Vì vậy để bắt đầu một mối quan hệ yêu đương, bạn hãy biết cách cân bằng lý trí và cảm xúc con tim. Tránh lấy nhau về rồi tạo nghiệp sẽ không tốt cho cuộc sống hôn nhân về sau.
Bởi người xưa có câu “lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”. Một câu nói đi sâu vào lòng người, nhấn mạnh với mọi người rằng hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi tiến tới hôn nhân gia đình.
Lời kết
Chúng ta vừa tham khảo qua thông tin nghiệp duyên trong tình yêu. Việc tin vào nghiệp duyên trong tình yêu là một quan niệm cá nhân, có người tin có người không tin. Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm tình yêu, chúng ta nên cân nhắc và lựa chọn đúng người, đúng thời điểm và đúng cách để tránh tạo ra nghiệp duyên tiêu cực.
Trong mối quan hệ tình cảm, nghiệp duyên tiêu cực có thể gây ra nhiều phiền toái và đau khổ. Ví dụ như sự khác biệt về tính cách, quan điểm và mục tiêu trong cuộc sống, sự thiếu trung thực và tôn trọng lẫn nhau, hay những vấn đề tâm lý phức tạp khác.
Do đó, chúng ta nên tìm kiếm tình yêu dựa trên nền tảng của sự trung thực, tôn trọng và hiểu nhau. Hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định chọn người để tránh tạo ra một mối quan hệ tiêu cực, gây đau khổ cho cả hai bên.