Tùng Bách Mộc Ngũ hành của những người Quân Tử Đại Hiền trong phong thuỷ
Trong số 5 ngũ hành thì hành Mộc là ngũ hành đại diện cho mùa xuân, là mùa của cây cối hoa cỏ sinh sôi nảy nở.Và chúng ta cũng phải thừa nhận với nhau rằng, trong vũ trụ có những loài to lớn thì cũng có những vật nhỏ, có đại bàng, hổ báo, sư tử thì cũng có những loài nhỏ như sâu kiến.
Có những thân cây leo thân mềm thì cũng có những cây to,cây cổ thụ,đại thụ to lớn.Cây Tùng cây bách được người xưa ví như những bậc quân tử đại hiền và chính vì khí chất phẩm hạnh của nó nên người xưa mới đặt cho nó làm một loại ngũ hành nạp âm. Đó chính là ngũ hành Tùng Bách Mộc 松柏木
Vậy thì đặc điểm ngũ hành Tùng Bách Mộc sẽ như thế nào, ngày hôm nay xin kính mời quý anh chị và các bạn hãy cùng Kênh Tử Vi đi tìm hiểu trong video dưới đây để có thể biết thêm các thông tin chi tiết nhé
I.Đặc điểm ngũ hành Tùng Bách Mộc
Vũ trụ bao la rộng lớn nhưng tuân theo những quy luật cơ bản. Các nhà triết học, lý số phân chia vật chất thành 5 nhóm cơ bản gồm có Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Sự phân chia cơ bản này chưa đủ cụ thể để diễn tả thế giới vật chất nên ngũ hành nạp âm của hoa giáp đã ra đời nhằm cụ thể hơn các dạng vật chất trong vũ trụ.
Hành Mộc có 6 nạp âm chia như sau: Đại Lâm Mộc, Bình Địa Mộc, Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, Tùng Bách Mộc và Dương Liễu Mộc.
Về ngữ nghĩa, có thể hiểu các nạp âm này như sau:
Đại Lâm Mộc: Cây rừng lớn.
Dương Liễu Mộc: Cây dương liễu.
Tùng Bách Mộc: Cây tùng già.
Bình Địa Mộc: Cây đồng bằng.
Tang Đố Mộc: Cây dâu tằm.
Thạch Lựu Mộc : Gỗ cây thạch lựu
Trong Lục Mộc này, duy chỉ có Bình Địa Mộc (cây ở đồng bằng) là không sợ hành Kim khắc chế. Ngược lại, Bình Địa Mộc cần có Kim (cưa, búa đẽo gọt) hỗ trợ để trở thành vật hữu dụng (bàn, ghế, tủ).
5 Mộc còn lại đều sợ sự khắc chế của Kim, dễ bị vật dụng thuộc hành này đốn hạ. Nếu các hành Mộc này phối với Kim dễ tạo ra cục diện Hưu Từ Tử, dễ nghèo khổ hay gặp cảnh sinh ly tử biệt.
Trong ngũ hành, hành Mộc đại diện cho mùa xuân, khi mà cây cối hoa cỏ sinh sôi nảy nở. Hành Mộc cũng là đại diện cho phương vị Đông và Đông Nam. Khi là Âm Mộc, hành này chủ về mềm mại và dễ uốn nắn. Khi là Dương Mộc, hành này lại chủ về sự cứng rắn, bền chắc như thân gỗ lim.
Xét về mục đích sử dụng, khi dùng với chủ ý thiện lành, Mộc là cây gậy chống, giúp chống đỡ, nương tựa. Còn khi dùng với chủ ý ác dữ, Mộc là ngọn giáo, có tính sát thương cao, có thể tấn công mà cũng có thể tự vệ.
Nếu dựa trên từ điển Hán – Việt để luận nghĩa của Tùng Bách Mộc thì: Tùng Bách Mộc mang ý nghĩa là cây tùng già. Trong đó, chữ “Tùng Bách” ý chỉ cây tùng, cây thông; Mặc khác, chữ “Bách” còn mang nghĩa là to lớn và thông tuệ.
Cây tùng thuộc loại thực vật thân gỗ chắc khỏe, to lớn, tượng trưng cho những bậc chính nhân quân tử. Bởi vì loại cây này có khả năng chống được mưa to gió lớn, khó mà bị quật ngã bởi phong sương.
Cây Bách tượng trưng cho những vị trai tráng, anh hùng trượng phu, quân tử đại hiền vì cây này vốn là cây đại thụ, thân to rắn chắc, chịu được phong sương. Cây Tùng thường tượng trưng cho ý chí của con người bởi khí chất mạnh mẽ mà nó sở hữu. Người mang nạp âm này đều có tính cẩn trọng, điềm tĩnh và có ý chí mạnh mẽ, dám đối đầu với mọi thử thách.
Tùng Bách còn thể hiện ý chí mạnh mẽ và sự quyết tâm cao độ của con người. Nên những ai thuộc nạp âm này thường có nghị lực phi thường, trượng nghĩa, không chịu khuất phục trước những khó khăn.
Nhưng vì cây to thì luôn phải đón gió, nên mệnh này cũng khó tránh khỏi sự ganh ghét, đố kị. Nhưng dù có khó khăn thế nào, chắc chắn họ sẽ vượt qua được và ngày càng vững chãi, tỏa sáng hơn.
So với những nạp âm còn lại thuộc mệnh Mộc thì Tùng Bách Mộc được ví như anh cả trong rừng lớn. Bởi cây đại thụ có cành lá luôn um tùm xanh tươi, bao phủ cả một vùng trời, che chắn cho những cây nhỏ hơn.
II.Ngũ hành Tùng Bách Mộc gồm các tuổi nào ?
Thực ra Tùng Bách Mộc là cách gọi của cung mệnh và dựa vào cách tính cung mệnh của từng tuổi mà người ta tìm ra mệnh của một người theo quy ước với 30 mệnh khác nhau.
Với cách tính mạnh mệnh có thể này người ta có thể tìm ra Tùng Bách Mộc là những người có tuổi Canh Dần (1950 – 2010) và Tân Mão (1951 – 2011).Canh Dần, Tân Mão mộc. Mộc Lâm Quan ở Dần, Đế Vượng ở Mão, Mộc đã vượng thì không thể nhu nhược được, Mộc đến hồi cực thịnh nên gọi bằng Tùng Bách Mộc (gỗ cây tùng, bách).
III. Nạp âm Tùng Bách Mộc hợp màu gì khắc màu gì?
Mỗi mệnh đều có màu sắc tương sinh, tương hợp, cũng có những màu khắc. Vì vậy, hãy để ý đến màu sắc nhà cửa, xe cộ và các vật dụng trong nhà và phụ kiện cá nhân để tránh những màu sắc mang đến vận xui và rước may mắn bằng cách sử dụng những thứ có màu hợp mệnh.
– Bản chất của nạp âm này là cây đại thụ nên rất cần nguồn nước để sinh trưởng. Do đó, theo ngũ hành tương sinh, Thủy sinh Mộc nên những người thuộc nạp âm này sẽ rất thích hợp với các màu sau:
Màu Đen, Xanh nước biển – những màu thuộc hành Thủy
Ngoài ra, nạp âm này còn tương hợp với màu xanh lá cây – màu bản mệnh.
Ngoài ra, nạp âm này thứ cát khi gặp những màu đại diện cho hành Hỏa như: màu đỏ, da cam, tím sẫm cũng chỉ tương đối tốt vì theo phong thủy thì Mộc sinh Hỏa
– Bản mệnh nên tránh các màu tương khắc sau:
Nâu đất, màu vàng, màu cà phê – thuộc hành Thổ. Vì Mộc khắc Thổ
Màu trắng, màu xám – những màu thuộc hành Kim (Kim phạt Mộc).
1.Vài nét về tính cách, công việc và tình cảm của Tùng Bách Mộc
a.Tính cách Tùng Bách Mộc
Tùng Bách Mộc bản chất là cây cổ thụ lớn nên dù xung quanh mọi thứ có khô trụi thì nó vẫn xanh tươi. Điều này góp phần cấu thành tính cách của những người mang nạp âm này . Họ thường rất kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi thử thách, khó khăn và gian khó của cuộc sống. Sống đúng với bản lĩnh, nghị lực của một người quân tử.
Khí chất của cây tùng, cây bách vô cùng mạnh mẽ vì thế những người mang nạp âm này thường rất kiên cường, dũng cảm, họ đối mặt với mọi gian truân, thử thách bằng chính nghị lực và bản lĩnh của một người quân tử, một bậc anh hùng trượng phu.
Và bởi vì tùng, bách luôn vươn cao thẳng đứng nên Tùng Bách Mộc cũng là những người không thích luồn cúi, hạ mình. Họ luôn mong muốn được cống hiến hết mình và được công nhận đúng khả năng. Họ coi trọng danh dự, đạo đức và nguyên tắc nhưng cũng luôn đề cao tinh thần trượng nghĩa, bao dung và nhân ái.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, họ cũng luôn giữ vững được bản lĩnh cứng rắn và điềm tĩnh. Họ có một ý chí vững vàng, một tâm hồn ngay thẳng chính trực, không sợ trời, không sợ đất.
Một đặc điểm rất dễ nhận thấy ở những người mạng này, đó chính là ý chí phấn đấu không ngừng vươn lên giống như cây tùng, cây bách vượt qua mọi khắc nghiệt để đâm chồi nảy lộc vậy.
Bên cạnh những phẩm chất trên bản mệnh còn mang đức tính nhân ái của hành Mộc. Họ có lòng yêu thương, biết bao dung những người xung quanh; sống coi trọng tình cảm, đạo đức, tình người và cư xử một cách điềm tĩnh
Tuy nhiên, vì cây cao thì luôn đón gió nên Tùng Bách Mộc cũng chịu không ít thị phi. Trong cuộc sống, họ là những người gánh vác khó khăn, đôi khi vì quá lo lắng cho người khác mà quên chính bản thân mình.
2.Sự nghiệp Tùng Bách Mộc
Với các phẩm chất và tính cách trên, nạp âm này thường hợp với những nghề nghiệp liên quan đến học thuật hoặc cứu giúp người khác. Chẳng hạn như: nhà khoa học, bác sĩ hoặc chính khách. Những lĩnh vực này sẽ rất dễ thành công với họ. Bên cạnh đó, sự trầm tĩnh, lương thiện và hành xử khéo léo của họ cũng đặc biệt giúp họ tỏa sáng trong công việc. Ngoài ra, bản mệnh cũng có thể xem xét các nghề nghiệp có liên quan đến cây cối, canh tác như kỹ sư lâm nghiệp; kinh doanh thực phẩm sạch, thực phẩm tất cả đều có thể phù hợp với họ.
Họ thường giàu năng lực, lại có thái độ chuyên nghiệp trong công việc nên thường đạt được thành tựu cao trong sự nghiệp của mình. Hơn hết, họ không phải là những người hạnh họe với người khác, dù có nắm trong tay chức vị cao nhưng họ vẫn giữ được bản chất gần gũi, giản dị khiến người người yêu thích.
Người tuổi Canh Dần và Tân Mão nếu biết cố gắng, chịu khó làm ăn sẽ sớm đạt được nhiều thành tựu; thu về tài lộc đáng kể. Sự nghiêm túc và gương mẫu trong công việc sẽ giúp họ nhận được sự tín nhiệm của mọi người. Sự nghiệp từ đây cũng “giãn nở”. Sau này dù đã có thành công trong tay; tiền tài đầy đủ nhưng trong cách sống họ vẫn sẽ giữ cách ứng xử giản dị và chân quê vốn có.
3.Tình duyên Tùng Bách Mộc
Với bản tính cẩn trọng trong mọi thứ, nên ngay cả trong chuyện tình cảm những người mệnh này cũng vô cùng kỹ tính. Họ đương nhiên sẽ soi xét nửa kia trên nhiều phương diện, nếu thực sự thấy hợp thì mới tiến đến. Tuy nhiên đây lại là nhóm người cực kỳ chung thủy, sẵn sàng hy sinh mọi thứ cho nửa kia và sẵn lòng vì gia đình nhỏ của mình.
Họ hết sức cẩn trọng và kỹ lưỡng trước khi bắt đầu một mối quan hệ. Tuy nhiên, khi đã xác định tình cảm, họ lại luôn khiến nửa kia yên tâm vì đức tính chung thủy, trách nhiệm và cách cư xử ấm áp. Đặc biệt, họ luôn yêu thương và che chở cho đối phương hết mực
– Họ hay quan tâm lo lắng cho tất cả mọi người nhưng bản thân mình thì lại bỏ mặc. Trong cuộc sống, họ là những người gánh vác khó khăn nhưng không biết chăm sóc bản thân. Điều này cũng không phải là điều tốt vì đôi khi họ hay bị lợi dụng.
Tuy nhiên nếu bị phản bội trong tình yêu, người mệnh Tùng Bách Mộc sẽ sẵn sàng dứt áo ra đi và hoàn toàn không phải kẻ lụy tình. Họ tôn trọng sự công bằng trong cuộc sống, kể cả trong việc trao và nhận tình cảm, do vậy nếu không được nhận lại tình cảm đủ họ cũng sẽ mau chán.
V.Mệnh Tùng Bách Mộc hợp khắc với mệnh gì ?
Những người thuộc mệnh này nếu chọn ngũ hành nạp âm tương hợp sẽ khiến tài lộc phát triển, công việc đi lên, trong cuộc sống có nhiều may mắn. Đời sống vợ chồng cũng tràn ngập tình yêu và hạnh phúc.
A.Mệnh Tùng Bách Mộc với mệnh Kim
Tùng Bách Mộc và Hải Trung Kim (Vàng trong Biển)
Tùng Bách Mộc và Hải Trung Kim: vốn cây tùng không có liên quan gì đến kim loại và vàng bạc trong biển, cây bách sống vùng núi, nếu xét về lý thì có hình khắc nhưng luận về thực tiễn thì chúng là hai cá thể hoàn toàn không liên quan, không thể nào tiếp cận nhau được.
Chúng có mối quan hệ hoàn toàn vô hại, cũng giống như con trâu và đám mây không liên quan nhau, hoặc có thể khắc ít. Tuy nhiên, sự hình khắc này không làm tổn hại gì tới cây tùng bách bởi nó vốn khỏe mạnh, vững chãi.
Tùng Bách Mộc và Bạch Lạp Kim (Vàng nóng chảy).
Tùng Bách Mộc và Bạch Lạp Kim: Hai nạp âm này nếu hội ngộ sẽ rất xấu vì kim loại trong quá trình luyện kim thì kỵ tạp chất.
Tùng Bách Mộc và Sa Trung Kim (Vàng trong cát)
Tùng Bách Mộc và Sa Trung Kim: Một nguồn nguyên tố vi lượng hỗ trợ cây sinh trưởng và phát triển nhanh chóng đó chính là kim loại trong đất tồn tại dưới dạng muối khoáng. Chính vì thế mà cây Tùng Bách Mộc có cơ hội sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ hơn.
Tùng Bách Mộc và Vàng Mũi Kiếm (Kiếm Phong Kim).
Tùng Bách Mộc và Kiếm Phong Kim: Trên thực tế, thợ làm gỗ dùng cưa của mình để chế tạo gỗ thành các loại đồ dùng trong nhà, chính vì thế nên hai mệnh này có sự tương khắc mạnh với nhau.
Vốn dĩ tùng bách là một loại gỗ chất lượng cao, cho nên thông qua sự chế tác này sẽ cho ra một món đồ tốt, đứng dưới góc độ nhân sinh, hai bản mệnh này kết hợp sẽ cho ra tài lộc tốt mặc dù có thể thiệt tới tính mạng.
Tùng Bách Mộc và Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức).
Tùng Bách Mộc và Thoa Xuyến Kim: Sẽ vô lợi vô hại nếu không có gì, nhưng nếu chế tác thành một chiếc hộp gỗ chứa đồ quý giá thì cực tốt.
Tùng Bách Mộc và Kim Bạch Kim (Vàng thành thỏi).
Tùng Bách Mộc và Kim Bạch Kim: Không có mối quan hệ gì giữa vàng thỏi và gỗ, nó vô hại mặc dù bản chất kim mộc có thể khắc chế nhau.Tính chất cát hung nếu hai mệnh này kết hợp tương đối mờ nhạt, khó nhận thấy, chính vì thế sự kết hợp của hai mệnh này khá bình thường.
B.Mệnh Tùng Bách Mộc với mệnh Mộc
Tùng Bách Mộc và Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng)
Tùng Bách Mộc và Đại Lâm Mộc: Mối quan hệ của hai nạp âm này khá hợp nhau, đem lại đại cát đại lợi bởi về lý chúng vốn cùng là những cây đại thụ. Có người đánh giá nếu hai hạp âm này hội ngộ sẽ đem lại sự cạnh tranh lớn, vì trong thiên nhiên vạn vật cạnh tranh để tồn tại.
Nhưng nếu biết nhìn tổng quan thì cây cối có cạnh tranh mới có thể vươn lên mạnh mẽ. Chính vì thế chúng thúc đẩy cùng nhau vươn cao, tạo sự vượng phát nên mối quan hệ này khá tương hòa với nhau.
Tùng Bách Mộc và Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương liễu)
Tùng Bách Mộc và Dương Liễu Mộc: Hai hạp âm hội ngộ sẽ có mối quan hệ tương hòa, sinh cát lợi mặt dù bản chất chúng cạnh tranh với nhau, sẽ có sự cứng rắn và mềm dẻo, hòa hợp với nhau. Hơn thế nữa, chúng sẽ nhanh chóng vươn cao thành cây lớn bởi có sự cạnh tranh không ngừng.
Tùng Bách Mộc và Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách)
Tùng Bách Mộc và Tùng Bách Mộc: Hai nạp âm này sẽ tương trợ cho nhau khá tốt nếu hội ngộ, chúng vốn có quan hệ tương hòa với nhau, sự gặp gỡ này tạo nên một mối quan hệ bạn bè khá tốt, như người cùng đường, người song hành với nhau, đây là sự gặp gỡ tốt đẹp.
Tùng Bách Mộc và Bình Địa Mộc (Cây đồng bằng)
Tùng Bách Mộc và Bình Địa Mộc: Đối với những cây thân mềm, yếu đuối luôn mong muốn có một chỗ dựa vững chãi lúc mưa bão.
Tuy nhiên, bản chất của cây phi lao là để chắn gió, có lá kim tương tự như cây tùng bách, được người dân trồng với mục đích bảo vệ mùa bàng. Chính vì thế nếu hai nạp âm này hội ngộ sẽ tạo ra sự tương hòa, đại cát đại lợi.
Tùng Bách Mộc và Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu)
Tùng Bách Mộc và Tang Đố Mộc: Hai bên sẽ trở thành một bãi cây lớn bởi sự tương hòa mà chúng có được khi hội ngộ với nhau, tạo ra sự cát lợi.
Tùng Bách Mộc và Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu)
Tùng Bách Mộc và Thạch Lựu Mộc: Khí chất tương đồng, hai bên cát lợi, tạo nên sự tương hòa với nhau.
C.Mệnh Tùng Bách Mộc với mệnh Thủy
Tùng Bách Mộc và Giản Hạ Thủy (Nước chảy xuống)
Tùng Bách Mộc và Giản Hạ Thủy: Mạch nước ngầm là vô giá, nguồn nước này hoàn toàn của tự nhiên và chảy không ngừng nghỉ, nếu ở những nơi ôn đới, xứ lạnh, núi cao thì mạch nước này càng thêm phần quý giá.
Có lẽ Giản Hạ Thủy có mối quan hệ tương sinh với Tùng Bách Mộc nên mối quan hệ này hoàn hảo, mọi lợi ích đều hoàn toàn nghiêng về Tùng Bách Môc.
Tùng Bách Mộc và Tuyền Trung Thủy (nước suối trong)
Tùng Bách Mộc và Tuyền Trung Thủy: Tùng Bách Mộc khi gặp Tuyền Trung Thủy sẽ tạo ra một sự cát lợi không hề nhỏ, người được hưởng lợi nhiều nhất là Tùng Bách Mộc bởi Tuyền Trung Thủy cung cấp một nguồn nước dồi dào khiến cây ngày một tươi tốt, sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ.
Tùng Bách Mộc và Trường Lưu Thủy (Nước đầu nguồn)
Tùng Bách Mộc và Trường Lưu Thủy: Nếu Tùng Bách Mộc gặp phải Trường Lưu Thủy sẽ tạo ra một cơ duyên xấu, Trường Lưu Thủy khiến Tùng Bách Mộc bị cuốn trôi đi như rơm rác trên dòng nước vì dòng chảy này quá mạnh, khiến mọi vật ngập úng, cây cối chết tươi vì lượng nước dư tràn. Nếu hai hạp âm này hội ngộ sẽ trở nên cực kỳ bất lợi.
Tùng Bách Mộc và Thiên Hà Thủy (Nước trên trời)
Tùng Bách Mộc và Thiên Hà Thủy: Khi nước mưa hòa vào lòng đất, thành phần axit trong mưa sẽ hòa với đất, thẩm thấu qua cây khiến cây tươi xanh hơn. Hơn nữa, theo quan hệ ngũ hành thì Thủy Mộc tương sinh nên sự kết hợp này đem lại đại cát.
Tùng Bách Mộc và Đại Khê Thủy (Nước khe lớn)
Tùng Bách Mộc và Đại Khê Thủy: Tùng Bách Mộc sẽ gặp lợi lớn nếu kết hợp hai nạp âm này lại, bởi Đại Khê Thủy cung cấp nguồn nước cho Tùng Bách Mộc.
Tùng Bách Mộc và Đại Hải Thủy (Nước ở biển lớn)
Tùng Bách Mộc và Đại Hải Thủy: Sự kết hợp này khá xấu, nước đại dương vốn mặn. Khi gặp phải mệnh này thì Tùng Bách Mộc sẽ trôi nổi vô định.
D.Mệnh Tùng Bách Mộc với mệnh Hỏa
Tùng Bách Mộc và Lư Trung Hỏa (Lửa trong Lò)
Tùng Bách Mộc và Lư Trung Hỏa: Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách) Lư Trung Hỏa nhờ Tùng Bách Mộc mà duy trì sức sống, bởi Tùng Bách Mộc vốn là cây đại thụ lớn, thuộc dương mộc, hỏa khí bên trong lại khá lớn, nên chúng mặc nhiên trở thành nguồn nhiên liệu thiết yếu nuôi sống Lư Trung Hỏa.
Tùng Bách Mộc và Sơn Đầu Hỏa (Lửa Ngọn Núi)
Tùng Bách Mộc và Sơn Đầu Hỏa: Hai nạp âm này thường không có thuận lợi khi hội ngộ nhau, bởi người làm nương dùng ngọn lửa thiêu rụi nhiều thứ. Cây cối dù to lớn tới đâu cũng bị cháy ra tro.
Tùng Bách Mộc và Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới núi)
Tùng Bách Mộc và Sơn Hạ Hỏa: Bởi trong tùng bách sinh nhiệt tốt nên khi gặp lửa nó sẽ cháy rất mạnh, cây cối sẽ bị thiêu bởi lửa nóng. Chính vì thế sự hội ngộ này sẽ một lên một xuống. Tùng Bách Mộc sẽ thảm hại còn Sơn Hạ Hỏa sẽ phất lên.
Tùng Bách Mộc và Phúc Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)
Tùng Bách Mộc và Phúc Đăng Hỏa: Vốn dĩ lửa của ngọn đèn và cây cối khi kết hợp sẽ bình thường, sự may mắn không nhiều mặc dù về lý luận, Mộc – Hỏa vốn tương sinh, Sự việc sẽ không mạnh mẽ nếu có sự kết hợp này.
Tùng Bách Mộc và Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời)
Tùng Bách Mộc và Thiên Thượng Hỏa: Mối quan hệ này đem lại sự thuận lợi, bởi vốn dĩ Mộc Hỏa tương sinh nhưng vầng dương cung cấp ánh sáng cho cây trồng quang hợp, điều này làm Tùng Bách Mộc có cơ hội vươn cao hơn.
Tùng Bách Mộc và Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)
Tùng Bách Mộc và Tích Lịch Hỏa: Những cây lớn đều gặp phải rủi ro khi bị sét đánh trúng. Trường hợp này kết hợp lại rất xấu mặc dù Mộc Hỏa tương sinh với nhau.
Mục tiêu của sấm sét thường nhắm tới những cây đại thụ, bởi chúng vốn tích điện cao, và cây Tùng Bách là một trong những loại cây nằm trong tầm ngắm của tia sét oanh tạc. Hậu quả của nó dĩ nhiên là sự phá hủy.
E.Mệnh Tùng Bách Mộc với mệnh Thổ
Tùng Bách Mộc và Lộ Bàng Thổ (đất ven đường)
Tùng Bách Mộc và Lộ Bàng Thổ: Thành Mộc không xâm hại được Lộ Bàng Thổ bởi đất ven đường cần kiên cố, vững chắc, chính vì thế nên nó tạo ra sự kiêng kỵ.
Mội con đường bị bỏ hoang tức là một con đường mọc đầy cỏ dại, cây cối um tùm. Chính vì thế sự hội ngộ của hai nạp âm này đem lại điềm hung, cực kỳ khắc kỵ.
Tùng Bách Mộc và Thành Đầu Thổ (Đất tường thành)
Tùng Bách Mộc và Thành Đầu Thổ: Mối quan hệ này không tạo ra sự may mắn. Bởi tường thành có đất đai khô cứng, không giúp sinh sôi, hơn nữa, Mộc sẽ phá vỡ, xâm hại đất ở tường thành, chúng cần sự bền vững.
Tùng Bách Mộc và Bích Thượng Thổ (đất trên vách tường)
Tùng Bách Mộc và Bích Thượng Thổ: Trong thực tế hai vật chất này chỉ gặp nhau khi người ta sử dụng gỗ tốt để gia cố tường nhà bởi Thổ Mộc vốn tương khắc với nhau. Trường hợp này là hai bên tương trợ lẫn nhau, một bên trở nên hữu dụng còn một bên được tăng cường sự bền vững.
Tùng Bách Mộc và Ốc Thượng Thổ (Đất trên mái)
Tùng Bách Mộc và Ốc Thượng Thổ: Các cây tùng bách khắc Thổ mạnh mẽ bởi nó vốn là những loại đại thụ to lớn, hơn nữa, Thổ – Mộc tương khắc, rất nguy hiểm khi ngói lợp nhà gặp phải đối tượng này. Sẽ phải gặp cảnh đau khổ, đứt đoạn khi hai mệnh này gặp nhau.
Tùng Bách Mộc và Đại Trạch Thổ hay Đại Dịch Thổ (Đất cồn lớn)
Tùng Bách Mộc và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Đất thường dùng để dung dưỡng vạn vật, nếu cây cối gặp đất sẽ sinh sôi phát triển mạnh mẽ.
Đất cồn bãi là nơi lý tưởng để nuôi dưỡng Tùng Bách Mộc, nhờ các chất dinh dưỡng trong đất mà Tùng Bách Mộc sinh trưởng mạnh mẽ. Nếu đất cồn bãi không có cây cối cũng sẽ tiêu điều, xơ xác và hoang tàn theo năm tháng.
Tùng Bách Mộc và Sa Trung Thổ (Đất trong cát)
Tùng Bạch Mộc và Sa Trung Thổ: Sa Trung Thổ tương khắc với Tùng Bách Mộc bởi Tìng Bách Mộc vốn là loại cây đại thụ to lớn.