QUAN HOÀNG MƯỜI là ai – Ai ăn lộc QUAN HOÀNG MƯỜI
Trong tín ngưỡng của Đạo Mẫu ngoài Mẫu mẹ Đức cha thì chúng ta còn phải kể tới Thập vị Quan Hoàng bao gồm mười vị quan hoàng là con của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình
Đây là các vị Thánh nam thuộc về bốn phủ: Thiên, Điạ, Thoải và Nhạc. Huyền tích về sự xuất hiện của họ thường có liên hệ mật thiết với các nhân vật lịch sử, danh tướng có công đánh dẹp giặc hay những người khai sáng, mở mang cho đất nước, địa phương nơi họ hiển linh.
Trong các thập vị Quan Hoàng chúng ta phải kể đến Quan Hoàng Bảy,Quan Hoàng Bơ, Quan Hoàng Mười là những vị quan thường xuyên ngự đồng, và chấm đồng bắt lính. Trong đó Quan Hoàng Mười là vị Thánh Hoàng nổi danh tài hoa, sang trọng, văn võ song toàn.
Trong số Thập vị quan Hoàng, Thánh ông Hoàng Mười là một trong những vị tồn tại nhiều dị bản về thân thế. Nhưng khác với truyền thuyết về ông Hoàng Bảy, Thánh ông Hoàng Mười được gắn với các nhân vật có thật trong sử sách.
Vậy thì Quan Hoàng Mười, hay ông Hoàng Mười là ai ? Ngày hôm nay các bạn hãy cùng Kênh Tử Vi chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé
A.Quan Hoàng Mười là ai
Đây là câu hỏi có lẽ là cực kỳ bí ẩn và khó trả lời. Một ông thần nổi tiếng như thế, cả nước nghe tên, ngàn vạn đồng cô bóng cậu thờ phụng, cả triệu người đến khấn vái xin quan tước bổng lộc, nhưng lại chẳng biết ông ta là ai. Thần thánh – hầu như đều có gốc gác người thật, nhưng “vị Thánh” này nổi tiếng thế, mà không ai biết là ai, thì kể cũng lạ.
Có rất nhiều dị bản kể về thân thế của ông Hoàng Mười
1.Truyền thuyết về Quan Hoàng Mười thứ nhất :
Ông Quan Hoàng Mười là Nguyễn Xí?
Trong nhiều truyền thuyết về xuất thân Thánh ông Hoàng Mười, nhiều người nghiêng về giả thuyết, ông Hoàng Mười chính là Nguyễn Xí, sống ở thời Hậu Lê.
Nguyễn Xí xuất thân tại xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, Nghệ An ngày nay. Ông là bậc đại công thần, là võ tướng, chính trị gia lỗi lạc giúp Lê Lợi chiến đấu chống giặc Minh xâm lược. Nguyễn Xí là vị quan phò tá qua 4 đời vua Lê gồm. Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Hiến Tông và Lê Túc Tông. Đây là giai đoạn cực thịnh của nhà Lê. Sự hưng thịnh đã đi vào ca dao rằng:
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Lúa chất đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”,
hay
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Con bế, con dắt, con bồng, con mang”…
Sinh thời, Nguyễn Xí không chỉ là một bậc quan khai quốc công thần, tài hoa lỗi lạc mà ông còn giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo. Sau khi đánh tan giặc Minh xâm lược, ông được Lê Lợi phân công cai quản đất Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại đây, ông đã dạy dân trồng lúa nước, đắp đê ngăn lũ, thủy lợi nội đồng…
Tương truyền, trong một lần gió lớn, mưa to, nhà cửa, cây cối của người dân bị bẻ sập, Nguyễn Xí đốc thúc quân lính và đích thân lên rừng đốn gỗ về dựng lại nhà cửa cho dân, sai người mở kho lương thực cứu tế kịp thời.
Nhờ đó mà nhiều người đã thoát khỏi đói rét, chết chóc vì bão lũ… Vì vậy được dân chúng khắp nơi tôn sùng, coi như hiền thánh. Sự hưng thịnh của các đời vua Lê có dấu ấn quan trọng của Nguyễn Xí và bộ máy quan đại thần hạ triều.
Sự hóa thân từ bậc khai Quốc công thần đến Quan Hoàng Mười cũng thật ly kỳ. Chuyện kể rằng: Một lần Nguyễn Xí dạo thuyền trên sông Lam, đoạn qua núi Hồng Lĩnh thì bỗng có đợt sóng to, gió lớn nổi lên, thuyền của ông bị thủy triều, phong ba cuốn đi mất. Dân chúng biết tin liền đến bên đôi bờ Lam giang mà tỏ lòng thương tiếc, người người khóc thương vị quan hết lòng vì dân.
Đúng lúc đó, bầu trời đang cuồng phong bão táp bỗng tan biến, bầu trời nổi áng mây vàng, thi thể của ông nổi lên mặt nước, sắc mặt hồng hào như người nằm ngủ. Khi dạt vào bờ, đất xung quanh bỗng bao bọc lấy di quan. Cùng lúc, trên nền trời bỗng xuất hiện mây ngũ sắc, kết thành xích mã và thiên binh đưa ông về trời.
Sau khi ông mất, người dân Nghệ An lập đền thờ ông. Bách tính suy tôn ông là Thánh ông Hoàng Mười. Việc suy tôn này mang ý nghĩa ông là con của Đức vua cha Long Hải Đại Đình đầu thai vào Nguyễn Xí mà giúp dân dẹp giặc, xây dựng cuộc sống phồn vinh…
Sau này khi hiển ứng, ông được giao cho trấn thủ đất Nghệ Tĩnh, ngự trong phủ Nghệ An. Nhân dân suy tôn ông là Quan Hoàng Mười (hay còn gọi là Ông Mười Củi) không chỉ vì ông là con trai thứ mười của Vua Cha (như một số sách đã nói) mà còn vì ông là người tài đức vẹn toàn, văn võ song toàn (“mười” mang ý nghĩa tròn đầy, viên mãn).
Không những ông xông pha chinh chiến nơi trận mạc, mà ông còn là người rất hào hoa phong nhã, giỏi thơ phú văn chương, không chỉ nơi trần thế mà các bạn tiên trên Thiên Giới ai cũng mến phục, các nàng tiên nữ thì thầm thương trộm nhớ. Sau các triều đại đã sắc tặng Ông Mười tất cả là 21 sắc phong (tất cả đều còn lưu giữ trong đền thờ ông).
Cùng với Ông Hoàng Bảy, Quan Hoàng Mười cũng là một trong hai vị Ông Hoàng luôn về ngự đồng, cũng bởi vì ông còn được coi là người được Vua Mẫu giao cho đi chấm lính nhận đồng (khác với Ông Bảy,
Những người nào mà sát căn Ông Mười thì thường hay hào hoa phong nhã, giỏi thi phú văn chương). Khi ngự về đồng Ông Mười thường mặc áo vàng (có thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét vàng, cài chiếc kim lệch màu vàng kim.
Ông ngự về tấu hương rồi khai quang, có khi ông múa cờ xông pha chinh chiến, có khi lại lấy quạt làm quyển thư, lấy bút gài đầu để đi bách bộ vịnh phú ngâm thơ, có khi ông lại cầm dải lụa vàng như đang cùng người dân lao động kéo lưới trên sông Lam (quan niệm cho rằng đó cũng là ông kéo tài kéo lộc về cho bản đền) và ông cũng cầm hèo lên ngựa đi chấm đồng như Ông Bảy, người ta cũng thường dâng tờ tiền 10.000đ màu đỏ vàng để làm lá cờ, cài lên đầu ông.
Khi ông ngự vui, thường có dâng đọi chè xanh, miếng trầu vàng cau đậu, thuốc lá (là những đặc sản của quê hương ông) rồi cung văn tấu những điệu Hò Xứ Nghệ rất mượt mà êm tai.
Đền thờ Quan Hoàng Mười là Đền Chợ Củi, chính là nơi năm xưa di quan ông trôi về và hóa, qua cây cầu Bến Thủy, bên sông Lam, núi Hồng Lĩnh, thuộc xã Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (cũng chính là nơi quê nhà của Ông Mười).
Ngày ông giáng sinh 10/10 âm lịch được coi là ngày tiệc chính của ông, vào ngày này, du khách thập phương nô nức đến chiêm bái cửa đền ông thật là tấp nập, trải dải đến tận đôi bờ sông Lam, người ta dâng ông: cờ quạt bút sách … để cầu tài cầu lộc cũng là cầu mong cho con em được đỗ đạt khoa cử, thành tài để làm rạng danh tổ tông.
Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu văn hóa thì giả thuyết Quan Hoàng Mười Hoàng Mười chính là Nguyễn Xí có sức nặng hơn cả. Bởi xét về lịch sử ngôi đền được xây dựng vào năm 1634, tức cùng thời của Nguyễn Xí.
Hơn nữa, Nguyễn Xí lại là quan đại thần, là bậc khai Quốc công thần dưới thời Lê, có công phò vua đánh tan giặc Minh xâm lược, khi thiên hạ thái bình, ông lại cùng ăn, cùng ở với dân, giúp bách tính vượt qua khổ ải vươn đến phú quý, hưng thịnh.
Xét trên công lao đó, dân chúng chí tôn ông là Thánh Hoàng Mười là điều hiển nhiên và cũng hợp với ý nguyện của muôn dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh.
2.Truyền thuyết về Quan Hoàng Mười thứ hai :
Quan Hoàng Mười chính là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang
Giả thuyết thứ hai cho rằng rằng: Quan Hoàng Mười Hoàng Mười chính là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai của Lý Công Uẩn, cai quản châu Nghệ An. Tuy nhiên, cho đến nay giới nghiên cứu vẫn chưa tìm ra tư liệu hay bằng chứng nào để chứng minh cho giả thuyết này.
Nhưng dẫu sao thì truyền thuyết vẫn tồn tại trong một bộ phận dân chúng, người ta vẫn coi ông Hoàng Mười là con trai đức vua cha Bát Hải Động Đình và dĩ nhiên, trong bài hầu giá của mình, người ta vẫn coi ông là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang.
3.Truyền thuyết về Quan Hoàng Mười thứ ba :
Quan Hoàng Mười là con của Đức vua cha Bát Hải Động Đình(*)
Một số câu chuyện ghi lại rằng: Thánh Quan Hoàng Mười là con của Đức vua cha Bát Hải Động Đình đầu thai thành vị tướng tên Lê Khôi dưới triều Lê, giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minh. Khi đất nước thái bình, theo lệnh vua cha, ông hóa thân về trời. Từ đó, người dân vùng Nghệ An gọi ông là “Đức thánh minh”, lập nên đền thờ để hậu thế đời đời tưởng nhớ.
Trong sách “Đạo mẫu Việt Nam”, GS Ngô Đức Thịnh chủ biên, Nhà nghiên cứu Phạm Văn Khiêm cũng đã liệt kê được trên 80 câu thơ về nhân vật lịch sử này. Đây cũng đồng thời là bài hát khi hầu giá ông Hoàng Mười.
Điểm đặc biệt trong nội dung lời hầu giá lại chính là lai lịch, sở thích của vị tướng quân có công giết giặc giữ nước trùng với giả thuyết cho rằng, ông Hoàng Mười thực ra là vị tướng Lê Khôi.
Lời hầu giá rằng: “Cánh hồng thấp thoáng trăng thanh/ Nghệ An có đức thánh minh ra đời (Hoàng Mười)/ Gươm thiêng chống đất chỉ trời/ Đánh Đông dẹp Bắc việc ngoài binh nhung/ Thanh xuân một đấng anh hùng/ Tài danh nổi tiếng khắp vùng trời Nam”…
Nội dung bài hầu giá ngoài việc ca ngợi vị tướng Lê Khôi, tức đức thánh minh không chỉ có tài kiếm cung, thao lược mà ông cũng rất phong lưu, đào hoa. Khi rảnh rỗi, ông thường cưỡi ngựa đi ngắm cảnh, làm thơ, bên cạnh lúc nào cũng năm, ba thiếu nữ theo hầu…
Lời hát khi hầu giá Quan Hoàng Mười mà Nhà nghiên cứu Phạm Văn Khiêm đưa vào sách “Đạo Mẫu Việt Nam” chỉ là một trong số nhiều bài hát hầu giá khác cùng tồn tại. Điều đó nói lên sự phức tạp và có nhiều dị bản khác nhau về ông Hoàng Mười.
Tục truyền, vào đời Vua Hùng Vương thứ 18, nước nhà bị ngoại bang xâm lấn, Long Cung Hoàng Thái Tử (Giao Long – con của Lạc Long Quân và người thiếp Ngọc Nữ) đầu thai vào một gia đình vùng cửa sông Vĩnh thuộc Trang Hoa Đào, đất Việt (An Lễ, Quỳnh Phụ bây giờ), giúp vua đánh giặc.
Ngài cùng 2 em, 10 tướng (Quan Lớn thượng, Quan Đệ Tam, Quan Đệ Tứ…Quan Điều Thất (Hoàng Mười ), quân sư quê ở Nuồi (Tứ Kỳ – Hải Dương), 28 vị nội tướng và binh sĩ, chỉ trong 3 ngày xuất quân đã đánh tan giặc trên 8 cửa biển nước Nam. Từ đó, ngài có tên là Vĩnh Công (Trọng nhân phát tích trên sông Vĩnh).
Sau chiến thắng, Hùng Duệ Vương triệu Vĩnh Công về triều phong là “Vĩnh Công Nhạc phủ Thượng đẳng thần”. Ngài xin về quê trông nom thân mẫu, khai khẩn vùng duyên hải, chiêu dân lập ấp, giúp vua Hùng giữ yên 8 cửa biển Lạc Việt.
10 tướng theo Ngài về Hoa Đào Trang. Riêng Quan Điều Thất về trời ngay sau khi thắng giặc. Vĩnh Công thương xót cho lập bàn thờ ngay tại Dinh Công Đồng là nơi ngài cùng chư tướng bàn việc (đó chính là Đền thờ quan Điều Thất ngày nay, thường gọi là Đền Công Đồng).
Quan lớn Đệ Tam được phân công giữ yên vùng duyên hải từ sông Cái lên hết biên giới phía Bắc Lạc Việt. Quan lớn Đệ thập được tỵ nhậm tại Cửu Chân, Quan Đệ tứ được phân công khai khẩn vùng Bắc Sơn Nam…
Có 5 vị nội tướng được Vĩnh Công sai khai khẩn chăn dân, lập ấp tại Hoa Đào trang (sau chính là 5 vị thành hoàng nổi tiếng linh ứng, đã có công âm phù Trưng Vương đánh thắng quân Tô Định)…Vua Hùng trao Vĩnh Công quản lý miền duyên hải Lạc Việt lấy tên là Tây Đô. Định kỳ hàng năm, nhân ngày đại thắng quân phương Bắc trên 8 cửa biển,
Vĩnh công triệu chư tướng về tề tựu tại Hoa Đào trang (đất An Lễ bây giờ) tổ chức thi đấu vật, thi võ, bơi thuyền, giữa đội thuyền bản hạt và thuyền của các tướng, thuyền của quân sư Nuồi, để ôn lại chiến thắng, tập dượt phòng thủ và luyện quân sẵn sàng ứng phó mọi biến cố… (lệ thi bơi trải có từ đó).
Ngày 25 tháng 8 âm lịch, năm Bính Dần, Vĩnh Công thác về trời. Để ghi nhớ công ơn ngài, người dân trong vùng tôn ngài là “Vua cha – Bát Hải Đại Vương”, coi ngài như cha mẹ của dân. Vua Hùng thương xót, ban phong mỹ hiệu: “Trấn Tây An Tam kỳ linh ứng Đại Vương” cho tu sửa dinh thất của Vĩnh công thành miếu điện thờ tự hương hoả cho Vĩnh công mãi mãi…
Từ đó, nhân ngày giỗ Vĩnh Công, các tướng lại tề tựu tại Hoa Đào trang, dâng hương và tổ chức các hình thức kỷ niệm ngày đại thắng như trước đây … Lâu dần thành lệ Hội tháng 8 âm lịch mà truyền đến ngày nay.
Các tướng của Vĩnh Công sau khi mất đều được lập đền thờ, được các triều đại sau sắc phong tôn vinh, kính trọng. Tại đất Đào Động có Đền thờ Quan lớn Thượng, Quan lớn đệ Nhị, Quan lớn Đệ Tam, Quan lớn Điều Thất, Quan lớn Đệ Bát, tĩnh Quan lớn Thượng, tĩnh Quan Đệ Tứ, đều được tái tạo dựng trên nền cổ tự.
Quan Đệ Ngũ thờ tại Đình Giới Phúc, tĩnh Quan Đệ Lục (Miếu Giáp Nhị) đã bị thực dân Pháp phá huỷ. Quan Đệ Tam còn được thờ ở Đền Lảnh Giang (Hưng Yên), Quan Đệ Tứ đền thờ chính ở Vĩnh Bảo – Hải Phòng. Quan Đệ Ngũ có đền thờ ở bến đò Chanh – Hải Dương, Quan Điều Thất có Đền ở Bảo Hà – Lào Cai. Quan Đệ Cửu xưa có Đền ở Thanh Hoá, Quan Đệ Thập (Hoàng Mười) có đền ở Nghệ An …
Đền thờ Vĩnh công Đại Vương Bát Hải Động Đình từ xa xưa đã nổi tiếng linh ứng. Các triều đại sau này như Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn… đều tái sắc phong cho ngài. Vĩnh Công được coi là Thượng Đẳng Thần của đất Lạc Việt, Hội tháng 8 âm lịch tại Đền, hội tụ muôn phương dân Việt về chiêm bái lễ cầu.
Câu thành ngữ dân gian: Tháng 8 giỗ Cha, tháng 3 giỗ Mẹ chính là để chỉ Hội tháng 8 ở Đền Đồng Bằng. Đây được coi là nơi “đi trình về tạ” của các bản Hội tín ngưỡng trong toàn quốc từ xa xưa.
4.Sự tích đền ông Hoàng Mười – Hưng Thịnh – Nghệ An
Ngôi đền được xây dựng năm 1634 từ thời hậu Lê trên diện tích hơn 1 ha ở làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên.
Trải qua nhiều lần tu bổ, đến nay, đền có 3 toà chính: Thượng điện, Trung điện và Hạ điện, nhân vật chính được thờ là Bình chương quân quốc trọng sự Thái uý Vị Quốc công (Lê Khôi); Phúc Quận công; Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân (Nguyễn Duy Lạc); Song Đồng Ngọc Nữ.
Đền cả, còn gọi là Dinh Đô Quan Hoàng Mười: theo sắc phong bảo lưu thì Dinh Đô được xây dựng vào năm 1060 thời nhà Lý (Sắc phong của vua Lý Thánh Tông).
Về sau được trùng tu bởi thời nhà Lê bởi (Sắc phong vua Lê Ý Tông 1726) và đến triều nhà Nguyễn 1427 trùng tu toạ lạc vùng Mỏ Hạc Linh Từ, là ngã ba giao nhau giữa sông Minh Giang (xưa là kênh nhà Lê),sông La và sông Lam.
Dinh Đô Quan Hoàng Mười hiện nay gần như bị phế tích hoàn toàn ‘Đền Cả – Dinh đô Quan Hoàng Mười (tại tỉnh Hà Tĩnh) còn có tên gọi là Mỏ Hạc Linh Từ; đền có niên đại khá sớm, quy mô kiến trúc đồ sộ.
Vị thần được thờ chính là ông Hoàng Mười. Hiện nay, ngôi mộ (ý niệm mộ vọng) của ông Hoàng Mười nằm trong quần thể di tích của đền. (Ông là một bậc Thiên Thần hiển linh tái thế Nhân thần theo truyền thuyết nên không có mộ).
Đền ông Hoàng Mười là ngôi đền thờ vọng theo ý niệm sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân nổi tiếng ở Nghệ An thờ đạo Mẫu Tứ phủ, vị thần được thờ chính là ông Hoàng Mười, con thá mười của Vua cha Bát Hải Động Đình (theo truyền thuyết dân gian là một vị thiên thần).
Nhiều nhà nghiên cứu hiện nay khảo sát thần tích gần 50 đền thờ cho rằng ông giáng xuống trần thành Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai Vua Lý Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An, thời Lý.
5.Lễ hội đền Ông Hoàng Mười
Hàng năm cứ vào dịp tháng 9, tháng 10 âm lịch, nhân dân, du khách thập phương trong Nam, ngoài Bắc lại nô nức về lễ đền Ông Hoàng Mười xã Hưng Thịnh – Hưng Nguyên. Đây được coi là mùa tạ lễ quan trọng nhất trong năm.
Ông Hoàng Mười là một “Đức Thánh Minh” trong hàng các ông quan Hoàng của tín ngưỡng Đạo Mẫu, được nhiều người ngưỡng mộ và được thờ ở nhiều địa phương trong nước. Ông được giao cai quản về tâm linh trấn giữ một vùng non nước dọc sông Lam, nên những nơi thờ Tứ Phủ theo Đạo mẫu Nghệ An đều thờ ông, nhưng chỉ là phối thờ.
Còn đền thờ chính Ông Hoàng Mười ở xã Hưng Thịnh – Hưng Nguyên, đền có tên là đền Xuân Am (theo địa danh làng Xuân Am) hay Mỏ Hạc Linh Từ (theo địa hình thế đất núi sông của thuyết phong thủy).
Đền nằm ở vị trí cảnh quan đẹp với phong cảnh non xanh nước biếc thật hữu tình. Trước mặt đền (hướng Nam) là dòng Lam giang như một dải lụa xanh trải rộng, thuyền bè tấp nập ngược xuôi sông Cồn Mộc quanh co, uốn khúc ôm ấp quanh đền, đôi bờ là những đồng lúa bát ngát, xanh tươi.
Phía sau, bên kia sông Cồn Mộc là núi Kỳ Lân, núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô với những dấu tích lịch sử, những rừng thông, bạch đàn bạt ngàn tươi tốt.
Ngoài cảnh đẹp kỳ thú, từ lâu, đền đã nổi tiếng linh thiêng vì ở đây ngoài thờ Quan Hoàng Mười theo tín ngưỡng Đạo Mẫu, còn phối thờ các vị Song Đồng Ngọc Nữ, vị Quốc Công Thái Bảo Phúc Quận Công, Phụ Quốc Thượng Tướng quân Nguyễn Duy Lạc.
Lễ hội đền Ông Hoàng Mười diễn ra từ mùng 8 đến 10/10 ÂL, nhưng trước đó, trong suốt tháng 9, tháng 10 ÂL, trung bình mỗi ngày đền đã đón khoảng hàng trăm lượt du khách về làm lễ. Đông nhất vẫn là khách đến từ các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình… Nhiều du khách do ở xa chờ làm lễ nên phải thuê phòng trọ ngay trước đền.
Lễ hội đền Ông Hoàng Mười gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm lễ khai quang, lễ rước bài vị, đạo sắc từ làng Xuân Am về đền, lễ yết cáo, lễ đại tế và cuối cùng là lễ tạ.
Phần hội gồm các trò chơi dân gian diễn ra trong hai ngày mùng 9 và mùng 10 thu hút nhân dân trong huyện Hưng Nguyên tham gia như giải bóng chuyền các xã, trò chơi nhảy bao bố, kéo co, chọi gà, giao lưu văn nghệ …
6.Người có căn ông Hoàng Mười
Theo tâm linh thì bất cứ ai trong chúng ta sinh ra đều có căn trong người. Thật ra việc có ”căn đồng” cũng còn là 1 điều bí ẩn trong việc thờ cúng ở Việt Nam. Dân gian cho rằng số mệnh con người do con tạo xoay vần, do thiên cơ định sẵn.
Thông thường người Việt Nam vẫn tin cả số mệnh và luật nhân quả. Và căn đồng số lính có thể hiểu là số phận của một người đã được định sẵn là phải ra hầu thánh để làm lính, làm đồng.Tuy nhiên, số mệnh mỗi người sinh ra đều được định sẵn. Nhưng không phải ai cũng có căn mệnh giống nhau.
Theo đó, người có căn ông Hoàng Mười là những người có số mệnh cuộc đời gắn liền với quan Hoàng Mười, được định sẵn phải theo hầu quan Hoàng Mười để có được cuộc sống yên ổn. Những người có căn ông Hoàng Mười khi đến đền này diện thánh và hầu đồng thường rất say mê, hưng phấn và sẽ được thánh nhập.
Với những người có căn ông Hoàng Mười hay sát căn ông đều có các đặc điểm như sau:
1.Tính cách người đó hào hoa và phong nhã.
2.Tâm hồn luôn bay bổng, văn chương được bộc lộ rõ.
3.Đường công danh sáng láng và sẽ làm quan chức to trong tương lai.
4.Mỗi khi người đó tới điện tháng hay xem giá hầu thường say mê hoặc gần như là u mê.
Nhiều lúc sẽ nhảy nhót hoặc khóc lóc theo giá đồng mà không hề hay biết gì. Đây đều là những biểu hiện của người có căn duyên ông Hoàng Mười
Những người có sát căn thánh Hoàng Mười hoặc quan Hoàng Mười thường có tính cách bay bổng, hào hoa phong nhã, hơi văn chương thơ phú một chút. Do đó mới có câu thơ “Muốn sang phải bắt cầu Kiều. Muốn ăn bổng lộc phải kêu cửa thánh Hoàng Mười”.
Người sát căn Hoàng Mười đường công danh thường rộng mở, tươi sáng, tâm tư hơi đa sầu đa cảm, phong thái uy nghi bởi quan Hoàng Mười vốn từng làm quan ở Phủ Dầy, trấn thủ vùng đất Nghệ An, Hà Tĩnh.
Khi ngự về đồng Ông Mười thường mặc áo vàng (có thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét vàng, cài chiếc kim lệch màu vàng kim. Ông ngự về tấu hương rồi khai quang, có khi ông múa cờ xông pha chinh chiến, có khi lại lấy quạt làm quyển thư, lấy bút gài đầu để đi bách bộ vịnh phú ngâm thơ.
Bài thơ:
“Biết ra thời nhẹ như tên
Nhược bằng không biết như thuyền bỏ neo
Hành cho trăm chứng hiểm nghèo
Khi uống thuốc vào lại đổ mồ hôi
Biết Chúa ra lập đàn lễ bái
Tiến hình nhân thế mạng trần gian
Kêu ngay Tiên Chúa ngự đồng
Ngự đền ngự phủ chúa bà truyền tha.”