Nguồn gốc ý nghĩa của ngày Xá Tội Vong Nhân Rằm Tháng 7
Tháng Bảy âm lịch, theo tín ngưỡng dân gian của một số quốc gia sử dụng Nông lịch tức lịch Mặt trăng thường gọi đây là tháng “cô hồn” và được coi là một tháng có nhiều điều phải kiêng kị. Trong tháng này có rất nhiều ngày đặc biệt như ngày Rằm tháng Bảy ,ngày xá tội vong nhân, Lễ Vu Lan Báo Hiếu,lễ tiết Trung nguyên…vvv
Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Á Đông.Trên thực tế, 2 lễ Vu Lan và Xá tội vong nhân đều được cúng vào ngày Rằm tháng Bảy, song xuất phát từ những điển tích riêng biệt.
Theo Giáo hội phật giáo Việt Nam, lễ Vu Lan là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, còn lễ Xá tội vong nhân là để cúng cho nhưng vong hồn không nơi nương tựa, không người thờ cúng.
Vậy thì ngày Xá Tội Vong Nhân 舍罪忘人 là ngày như thế nào, để tìm hiểu về nguồn gốc của ngày này hãy cùng Kênh Tử Vi cùng nhau đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé
I.Nguồn gốc ngày Xá Tội Vong Nhân
Theo tín ngưỡng dân gian, tháng 7 Âm lịch hằng năm là khoảng thời gian cánh cửa Âm phủ mở ra, ân xá cho vong nhân, là ngày mọi tù nhân ở Địa Ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành.
Chính vì vậy nên tháng này thường có lễ cúng cô hồn (vào buổi chiều tối) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế để chúng không bị đói, không quậy phá người đang sống.
Theo tín ngưỡng của dân gian, thì vào tháng cô hồn, những vong hồn không có người thờ cúng sẽ lang thang trên dương thế, không có nhà để về. Tới đúng ngày rằm tháng 7, khi mà quỷ môn quan mở cửa, mọi người sẽ làm lễ xá tội vong nhân để cầu siêu cho những phần hồn này, đồng thời ngăn không cho chúng quấy nhiễu đời sống của gia đình mình.
Giải thích theo nghĩa Hán Việt của từ Xá tội vong nhân (舍罪忘人) thì “xá tội” là tha tội, miễn tội, không bắt phải chịu tội; “vong nhân” là từ chỉ người đã chết.
Do đó Xá tội vong nhân theo phong tục của một số nước Á Đông là ngày mở cửa địa ngục ân xá cho các vong linh không nơi nương tựa. Vì thế để các linh hồn lang bạt không quấy nhiễu cuộc sống dương gian người ta thường dâng cúng lễ vật vào ngày rằm tháng 7 để cầu mong sự bình yên.
1.Nguồn gốc ngày xá tội vong nhân theo Phật Giáo
Có một nhà sư tên là Mục Liên có Pháp lực rất lớn. Mẹ của ông bị rơi vào con đường ngạ quỷ, khi thức ăn đưa đến miệng thì đều biến thành ngọn lửa, chịu đói khổ quá mức. Tôn giả Mục Liên không có cách nào cứu mẹ, nên cầu xin Đức Phật dạy bảo, được Đức Phật thuyết kinh Vu Lan Bồn, và dạy rằng, vào ngày rằm tháng 7 làm lễ Vu Lan bồn mà cứu mẹ.
Lễ Vu Lan bồn, cũng gọi là lễ Vu Lan. Vu Lan có nguồn gốc từ tiếng Phạn là Ullambana, nghĩa là “cởi trói treo ngược”, nghĩa là người có tội khi chết xuống âm phủ, bị trói ngược treo lên, trừng trị, làm lễ Vu Lan là để “cởi trói treo ngược”, giải thoát cho người quá cố (vong nhân) khỏi chịu tội khổ. Bồn là chậu chứa đồ cúng, Vu Lan Bồn là chậu chứa đồ cúng lễ Vu Lan.
Chuyện kể rằng lúc ấy Tôn giả Mục Liên ở âm gian địa phủ, phải trải qua muôn vàn khổ ải, cuối cùng gặp lại người mẹ đã khuất của mình, bà Lưu Thị, nhìn thấy bà đang bị một đám quỷ đói hành hạ. Tôn giả Mục Liên muốn đưa bát cơm cho bà ăn, nhưng bát cơm lại bị quỷ đói cướp đi.
Mục Liên đành phải cầu cứu Phật tổ giúp đỡ, Phật tổ cảm động trước lòng hiếu thảo của Mục Liên, nên đã ban cho ông Kinh Vu Lan. Theo lời chỉ dẫn, vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, Mục Liên dùng Vu Lan Bồn để dâng hoa quả và đồ chay cho mẹ. Người mẹ bị bỏ đói cuối cùng cũng có được thức ăn.
Đức Phật còn khai thị: “Vào ngày rằm tháng Bảy, ngày Phật hoan hỉ, cũng là ngày chúng tăng tự tứ (tức là ngày chúng tăng kết thúc mùa an cư kiết hạ 90 ngày bế quan tĩnh tu), nên chuẩn bị một bữa ăn bách vị, đặt trong Vu Lan bồn, để cúng dường cho chúng tăng tự tứ mười phương, cha mẹ đang sống trên đời, cũng như cha mẹ bảy kiếp trong quá khứ.
Như vậy có thể giúp cho cha mẹ đang sống ở kiếp này được sống lâu trăm tuổi không phải chịu bệnh tật khổ đau, cũng không phải chịu đựng mọi phiền não. Cũng có thể giúp cho cha mẹ bảy đời trước thoát khỏi khổ ác quỷ, sinh lên cõi trời, phúc lạc vô cùng”.
Sau khi Tôn giả Mục Liên tuân theo lời Đức Phật, cúng dường chư tăng, hồi hướng công đức cho người mẹ đã khuất, để người mẹ quá cố đắc được thiện báo, thoát khỏi con đường ngạ quỷ, từ đó về sau, dân gian dần dần thịnh hành ăn chay cúng dường ngày lễ Vu Lan. Sau này, lễ Vu Lan của Phật giáo ngày càng trở thành một ngày lễ hội dân gian lớn.
Để tưởng nhớ lòng hiếu thảo của Tôn giả Mục Liên, hàng năm các Phật tử đều tổ chức lễ hội lớn, ‘Lễ Vu Lan’, mà ngày nay được gọi là ‘Lễ xá tội vong nhân’ hay là ‘Lễ Trung Nguyên’.
Một lễ xá tội vong nhân phổ độ bình thường nói chung cũng được chia thành từng gia đình một, gọi là ‘Gia phổ’ cho đến một cơ quan, cơ cấu, gọi là ‘Tư phổ’; do các tụ điểm, đoàn thể hoặc cư dân miếu cảnh phối hợp tổ chức gọi là ‘Công phổ’, ‘Liên phổ’.
Trong đó, do chùa tổ chức gọi là ‘Miếu phổ’, công hội tổ chức gọi là ‘Nghiệp phổ', các thủ lĩnh bang hội tổ chức gọi là ‘Giác phổ’. Từ đầu tháng 7 cho đến đến tháng cuối 7 là đóng cửa quỷ môn, thường là mỗi ngày đều có ‘phổ độ’ (làm lễ xá tội vong nhân).
II.Ý nghĩa của ngày xá tội vong nhân
Theo tín ngưỡng của người Việt Nam thì con người có hồn và phách (vía). Những linh hồn này tồn tại trong thân thể, khi chết tức là hồn vía bỏ đi. Nhưng cái chết không phải là sự kết thúc, đó chỉ là việc người ta chuyển sang một cõi khác.
Người xưa quan niệm “âm dương đồng nhất thể” (tức trần sao âm vậy), nên bày ra tục cúng tế để tỏ lòng biết ơn báo đáp ông bà cha mẹ và những người thân đã qua đời. Người ta đốt đèn nến để soi sáng bước đi của hồn, đốt tiền vàng để trả tiền đò giang khi xuống ấm phủ, cúng đồ ăn thức uống để hồn khỏi đói khát, cúng đốt đồ mã để người âm có cái dùng như lúc sinh thời.
Nhưng trong cõi âm còn có những vong hồn bị bỏ rơi phải lưu lạc hoặc không có người thân thích nên ngày rằm tháng bảy mới có tục cúng vong. Người ta đốt đèn nến để soi sáng bước đi của hồn, đốt tiền vàng để trả tiền đò giang khi xuống âm phủ, cúng đồ ăn thức uống để hồn khỏi đói khát, cúng đốt đồ mã để người âm có cái dùng như lúc sinh thời.
Nhưng trong cõi âm còn có những vong hồn bị bỏ rơi phải lưu lạc hoặc không có người thân thích nên ngày rằm tháng bảy mới có tục cúng vong. Đó là một ngày lễ dân gian lớn theo tín ngưỡng Phật giáo.
Trước đây dưới thời Nguyễn, vua Minh Mạng khi cho lập đàn siêu độ ở chùa Thiên Mụ rằm tháng bảy đã nói với quần thần rằng: “Đạo Phật lấy tế độ làm trọng, là để giúp cho âm phúc được nhờ.
Nay ta sai Bộ Lễ sắm sửa lễ vật đến tiết Trung nguyên truyền cho các sư tập họp ở chùa Thiên Mụ lập đàn tràng thủy lục 21 ngày để siêu độ vong hồn những quan quân ta đã chết vì việc nước. Phật giáo tuy huyền vi mà chưa chắc đã hiển ứng rõ rệt, nhưng lòng ta tưởng nhớ đến tướng sĩ thì không lúc nào quên
Tháng cô hồn lại thêm cái không khí ảm đạm, âm u sương khói, lạnh toát hơi may của những ngày mưa ngâu sùi sụt não nề, khiến người ta ớn lạnh vì tưởng như trông thấy những cô hồn dã quỷ rách rưới cất tiếng khóc ai oán,lang thang khe suối gốc cây, vất vưởng nơi cầu sương điếm cỏ.
Sáng tháng bảy, ai cũng nhớ đến đại lễ Vu lan bồn, xá tội vong nhân. Mà nói đến xá tội vong nhân, hẳn nhiều người nhớ đến bài thơ Chiêu hồn của Nguyễn Du:
Thương thay thập loại chúng sinh
Hồn đơn phách chiếc linh đinh quê người.
Hưng lửa đã không nơi nương tựa,
Hồn mồ côi lần lữa bấy niên…
Khi sầm sầm mưa gào, gió thét,
Khí âm huyền mờ mịt trước sau;
Ngàn cây nội cỏ rầu rầu,
Nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường.
Nhưng, thiên đường và địa ngục vốn rất phân minh, thế thì tại sao lại có những cô hồn không lên thiên đường mà cũng không ở địa ngục, lại vất vưởng lang thang như thế. Phật gia có giảng rằng, những sinh mệnh bị chết oan uổng, sẽ thành cô hồn dã quỷ, họ chưa sống hết thời gian sinh mệnh được an bài từ đầu
Nên sau khi chết oan uổng, họ lang thang vật vờ không nơi tá túc, không ăn không uống, vô cùng cực khổ, vậy nên người ta mới gọi là ma đói ma khát, đợi cho đến khi hết tiến trình sinh mệnh được đặt định từ đầu, thì mới có thể tìm được nơi tá túc cho mình.
Ngày xá tội vong nhân là để trợ giúp những vong hồn đó được siêu độ. Thế nên, vào ngày tết Trung Nguyên xưa, thường nhà nào cũng nấu một nồi cháo trắng múc ra từng bát đặt ở trước nhà, và nhang đèn vàng mã, chè đường bỏng bộp bầy ra để cho các u hồn phảng phất ở chung quanh đó tìm lại mà phối hưởng.
Tháng 7 và những ngày lễ tưởng nhớ người quá cố, nhắc chúng ta nhớ rằng, ngoài cái thế giới chúng ta đang sống hiện nay, còn một thế giới u huyền khác mà loài người chưa cứu xét được đến nơi đến chốn. Có người tin, cũng có lắm kẻ phỉ báng, cho rằng chết là hết.
Nếu chết là hết thì làm gì có ngày ‘xá tội vong nhân’? Con người sống đã khổ nhưng chết cũng chưa phải hết khổ, bởi nghiệp luân báo vẫn theo từng đời từng kiếp, vậy nên mới có ngày này.
Địa ngục hay thiên đường, dẫu con người có tranh cãi bất phân, chỉ khi lìa cõi dương gian, mới biết câu trả lời thì đã muộn. Tháng ‘cô hồn’, lễ Vu Lan, ngày ‘vong linh xá tội’. Nếu biết thế giới bên kia là có thật, chi bằng lấy Thiện hoá giải Ác nghiệp ở kiếp này.
III.Lễ xá tội vong nhân có có những phong tục gì?
Trong sách nói rằng, ngày xưa vào ngày này người ta sẽ dựng lên đài tế ở đầu cổng làng, trước đài có tượng Địa Tạng Vương Bồ tát siêu độ hồn quỷ địa ngục, bên dưới dâng một đĩa đào và gạo. Sau giờ ngọ, tất cả các hộ gia đình đều đặt nguyên con lợn, cừu, gà, vịt, ngan và các loại bánh trái, dưa, hoa quả lên đài. Người chủ trì lần lượt cắm một lá cờ giấy hình tam giác màu xanh lam, đỏ, xanh lá cây và các màu khác trên mỗi đồ tế phẩm, trên đó có dòng chữ ‘Lễ Vu lan’ và ‘Cam lộ môn khai’.
Buổi lễ bắt đầu vang lên tiếng nhạc chùa trang nghiêm, ngay sau đó, pháp sư rung chuông, dẫn các nhà sư tụng niệm các câu chú ngữ và chân ngôn, sau đó là thí thực, đem đĩa đào và gạo rắc ra bốn phương khác nhau, lặp lại ba lần, loại nghi thức này gọi là ‘phóng diệm khẩu’. Văn nhân nhà Thanh Vương Khải Thái đã từng viết một bài thơ: “Đạo tràng phổ độ thỏa u hồn, vốn có ý nghĩa cổ xưa của Vu lan”.
Tương truyền, hàng năm từ ngày mồng 1 tháng Bảy trở đi, Diêm Vương hạ lệnh mở rộng cửa địa ngục, để cho những oan hồn quanh năm chịu khổ, bị giam cầm trong địa ngục được thoát ra trong một thời gian ngắn hạn, hưởng thụ huyết thực nhân gian. Vì vậy, người ta gọi tháng Bảy là tháng ma quỷ, tháng này được cho là không may mắn, không nên kết hôn, cũng không nên chuyển nhà.
IV.Lễ xá tội vong nhân là ngày nào?
Theo tín ngưỡng dân gian, rằm tháng 7 hay ngày 15/7 Âm lịch thường được coi là ngày xá tội vong nhân. Tuy nhiên, theo phong tục dân gian Việt Nam, sau ngày rằm tháng 7 Âm lịch thì người cõi âm sẽ không thể nhận được đồ thờ cúng nữa nên có thể bắt đầu làm lễ xá tội vong nhân luôn từ ngày 2 tháng 7 Âm lịch. Việc cúng cô hồn nên thực hiện từ ngày mùng 2 cho tới trước 12h trưa ngày 15 tháng 7.
Lễ cúng xá tội vong nhân thường được diễn ra vào giờ Dậu (17h – 19h), lý do là bởi người ta tin rằng các linh hồn trở về từ âm phủ rất yếu ớt, không thể chống chọi với ánh sáng mặt trời mà theo thuyết ngũ hành âm dương, giờ Dậu là thời điểm nhập nhoạng, tranh sáng tranh tối nên các cô hồn mới ăn uống được.
Còn ban ngày nhiều ánh sáng sẽ làm các linh hồn bị hồn xiêu, phách tán, yếu ớt, không thể chống chọi với ánh sáng mặt trời, không thụ hưởng lễ vật được.Tuy nhiên, có một lưu ý là tháng 7 âm lịch còn có lễ Vu Lan báo hiếu, vì vậy trước khi tiến hành lễ cúng cô hồn thì các gia đình phải làm lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên trước