Bí ẩn về ngũ hành Đại Khê Thủy không phải ai cũng biết
Trái đất là sự kết hợp của nhiều loại vật chất và sinh vật khác nhau. Trong phong thủy người ta chia các dạng vật chất thành 5 yếu tố đó là : Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Mỗi nhóm có những đặc điểm khác nhau và tiếp tục chia nhỏ thành từng nhóm khác nhau. Trong đó Thủy tượng trưng cho nước với những đặc điểm nổi bật là trầm lắng, hiền hòa nhưng cũng khó đoán, khó chế ngự.
Người ta thường có một sự so sánh vô cùng thú vị đó là nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, nghĩa là tình cảm vô cùng mãnh liệt, không bao giờ cạn. Với tiếng róc ra róc rách cả ngày lẫn đêm, cả mùa khô cũng như mùa mưa cũng không hề bị cạn kiệt. Những điều đó có đặc điểm tương đồng với người có mệnh cùng tên là Mệnh Đại Khê Thủy
Vậy ngũ hành Đại Khê Thủy sẽ có những điều gì đặc biệt, nét đặc trưng của ngũ hành này là gì. Ngày hôm nay xin kính mời quý anh chị và các bạn hãy cùng Kênh Tử Vi đi tìm hiểu trong video dưới đây nhé
I.Ngũ hành Đại Khê Thủy là gì?
Trong phong thủy ngũ hành, Đại Khê Thủy được gọi là dòng suối lớn, một thác nước lớn ở trong rừng và lớn hơn một con nước nhỏ nhoi. Chính vì điều này mệnh Đại Thủy Khê sẽ tồn tại một thủy khí rất mạnh, có một sự thay đổi khôn lường.
Người mệnh Đại Khê Thủy (大溪水) mang nghĩa theo nghĩa Hán Việt,
+ Thứ nhất: “Đại “ có nghĩa là to
+ Thứ hai:: “Khê” có nghĩa là con suối, khe suối, dòng suối.
+ Thứ ba: “Thủy” có nghĩa là nước.
Tóm lại Đại Khê Thủy được hiểu là nước của dòng suối lớn, nước trong khe lớn. Nước suối là loại nước tinh khiết, mát lành cho nhân loại và cây cối, là dòng suối lớn, thác nước tung hoành trong rừng núi.
Khác hẳn Giản Hạ Thủy là lạch nhỏ suối con, Đại Khê Thủy mang thủy khí lượng lớn, biến hóa linh hoạt và mạnh mẽ. Mặt trái của Đại Khê Thủy là tuy không ngấm ngầm nhưng tâm cơ sâu rộng, dễ gây hiểu nhầm.
Tuy nhiên Đại Khê Thủy lại không được xem như sông ngòi. Thác lũ khi gặp lòng sâu, hoặc hang hốc cũng chảy thành dòng, lấp đầy thành vũng, bởi thế đôi khi bụng dạ Đại Khê Thủy hẹp hòi và tư tâm.
Người nạp âm Đại Khê Thủy nếu là người lãnh đạo sẽ có có cái nhìn rộng rãi bao quát. Nếu Mệnh kém mà nạp âm Đại Khê Thủy lại trở nên con người mơ mộng ước vọng, hoài bão to tát mà thiếu khả năng hành động, vô dụng.
II.Mệnh Đại Khê Thủy bao gồm các tuổi nào
Phân tích theo sổ sách tử vi, những người thuộc mệnh tuổi Giáp Dần sinh năm 1914, sinh năm 1974, 2034, 2094 và mệnh tuổi Ất Mão sinh năm 1915, sinh năm 1975, 2035, 2095 sẽ cùng thuộc cung mệnh Đại Khê Thủy.
Những người tuổi Giáp Dần, Ất Mão thuộc cung mệnh Đại Khê Thủy vận số vốn tài trí hơn người, thích làm việc vì lợi ích công đồng, do đó, 2 mệnh tuổi này về sau có được cuộc sống khá suôn sẻ, thuận lợi và phúc lộc tràn đầy nhờ sự tương hợp giữa các thiên can và địa chi.
Nếu có mệnh tốt, họ thích hợp làm trở thành những nhà tư duy chiến lược tài năng. Mọi ý tưởng họ đưa ra đều sẽ thu được những kết quả khả quan. Nếu cung mệnh xấu, họ sẽ không thuận lợi tiến hành những dự định của mình. Do đó họ trở thành kẻ mơ mộng hão huyền trong mắt những người xung quanh.
Họ thích hợp với công việc về kinh tế, giáo dục và đặc biệt là buôn bán. Nạp âm này nếu kinh doanh sẽ nhanh chóng giàu có, vinh hiển.Ngoài ra, người thuộc nạp âm Đại Khê Thủy này vận số về tiền tài luôn sung túc, đủ đầy nhờ có lộc cách bên người.
Cả hai tuổi đều có mệnh giàu có từ rất sớm. Tuy nhiên, Ất Mão lại kém hơn trong việc quản lý tài chính dẫn đến sự hao hụt.
III.Tính cách, vận mệnh người mệnh Đại Khê Thủy
1Tính cách của người mệnh Đại Khê Thủy
Đại Khê Thủy là người có trí tuệ, thông minh, ham học hỏi nên ngay từ khi còn đi học, họ đã thể hiện ra mình là một học sinh có kết quả học tập tốt, làm mọi người thán phục và gia đình hài lòng.
Khi trưởng thành, nếu được ở trong những môi trường phù hợp, họ là những nhân viên tốt, ham thích nghiên cứu, có vốn kiến thức rộng, khả năng sáng tạo cao.
Họ yêu thích sự tự do, thoải mái, không thích bị bó buộc trong những khuôn khổ nào, thích dành thời gian làm những việc mình thích. Nếu được làm những công việc thuộc chuyên môn, họ sẽ phát huy được khả năng của mình rất mạnh mẽ.
Tuy nhiên, họ lại là người làm việc theo cảm hứng, nếu có hứng thì làm rất tốt, nhưng nếu không có hứng thì kết quả sẽ không như ý.
Bản mệnh là người có tính cách ôn hòa, hiền lành nhưng cũng rất khéo léo, uyển chuyển. Họ thích giúp đỡ người khác và cũng coi đó là một trong những niềm vui của mình.
Khác với sự trầm lắng, thích tư duy thường thấy của mệnh Thủy khác thường trầm lắng, những người Đại Khê Thủy ưa cuộc sống biến động, thích sôi nổi, hay bàn luận, trao đổi với bạn bè, chia sẻ, bộc bạc với người thân.
Những người này yêu cuộc sống tự do, không thích bị câu nệ, ước thúc hay tuân theo một khuôn khổ, hình mẫu, họ ghét sự rằng buộc, bí bách. Chính vì lẽ đó, dù làm việc ở đâu họ cũng vẫn dành nhiều thời gian làm những việc tùy thích.
Mệnh thủy thiên về tình cảm, cảm xúc. Người Đại Khê Thủy thường rất tùy hứng. Lúc họ thích cái này, lúc họ thích cái kia. Lúc vui, lúc lại ghét. Tuy vậy, họ lại có tư chất và trí tuệ bẩm sinh. Họ học hỏi và tiến bộ một cách nhanh chóng. Vì lẽ đó đây là những người nói chuyện rất thu hút, đầy hiểu biết.
Do dòng nước liên tục không ngừng nghỉ. Họ có một tình cảm bao la dành cho tất cả mọi người. Họ san sẻ tri thức, tình yêu, kinh nghiệm và sự quan tâm cho tất cả ai cần đến. Cư xử linh hoạt, hiền hậu, bao dung, họ mang đặc tính của những người mẹ.
2.Công danh, sự nghiệp của người mệnh Đại Khê Thủy
Vì cả hai mệnh Giáp Dần và Ất Mão đều là người có lộc nên họ rất thích hợp với những công việc kinh doanh, quản lý tài chính. Nếu làm những công việc này, họ thường ăn nên làm ra, dù không làm ăn lớn cũng có của ăn, của để.
Nếu vận dụng khả năng viết lách văn chương hoặc hùng biện của mình, họ có thể làm các nghề liên quan đến viết văn, biên kịch hoặc các nhà hùng biện, tư vấn, giáo viên…
Tuy nhiên, người tuổi này cần rèn luyện lối sống tiết kiệm hơn, tránh phung phí, tiêu tiền cho những mục đích không chính đáng. Ngoài ra, bản tính đào hoa cũng dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sự nghiệp.
3.Tình duyên của người cung mệnh Đại Khê Thủy
Sau khi biết mệnh Đại Khê Thủy là gì, ta có thể nhận ra họ là những người có tính cách dịu dàng, mềm mỏng, khéo léo trong giao tiếp, lại thêm vẻ ngoài ưa nhìn và là người đa tài nên thường hấp dẫn sự chú ý của người khác phái.
Chính vì bản tính đa tình, hay dây dưa, không dứt khoát nên họ thường mất nhiều thời gian, trải qua nhiều mối tình rồi mới tìm được người thực sự phù hợp với mình.
Tình cảm của họ thường xảy ra nhiều sóng gió, lúc thì hiền hòa, say đắm, lúc thì ghen tuông, nóng nảy, cũng giống như những con suối lớn lúc thì chảy hiền hòa, lúc lại cuộn trào gây nên lũ lụt.
Nếu quen biết với người mệnh này lâu, bạn sẽ nhận ra họ là những người có vẻ bề ngoài trầm lắng nhưng nội tâm sôi nổi, thích quan tâm đến mọi người.
III.Mệnh Đại Khê Thủy hợp – khắc với mệnh nào?
Người mệnh này nên lựa chọn những người có ngũ hành nạp âm phù hợp với mình để sự nghiệp, tài lộc phát triển thuận lợi, gặp được nhiều chuyện may mắn. Vợ chồng tâm đầu ý hợp cũng sẽ cùng bạn xây dựng một mái nhà tràn đầy tình thương.
1.Mệnh Đại Khê Thủy (tuổi Giáp Dần, Ất Mão) với mệnh Kim:
+ Giáp Tý – Ất Sửu: Hải Trung Kim (Vàng trong Biển)
Đại Khê Thủy và Hải Trung Kim: Kim loại trong biển nhờ tác động bào mòn, cuốn trôi của dòng nước, và nước suối bồi đắp nguồn vật chất này thường xuyên. Sự kết hợp của hai nạp âm này tạo nên tinh thần phấn đấu không ngừng nghỉ, đi tới vinh quang và thành công.
+ Canh Thìn – Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim (Vàng nóng chảy)
Đại Khê Thủy và Bạch Lạp Kim: Trong quá trình luyện kim kỵ nhất gặp tạp chất, nước suối không tốt với quá trình này. Sự kết hợp hai mệnh thường dở dang, ngang trái.
+ Giáp Ngọ – Ất Mùi: Sa Trung Kim (Vàng trong cát)
Đại Khê Thủy và Sa Trung Kim: Nước khe suối bào mòn địa chất, giúp kim loại hiển lộ, nó lại thau rửa tạp chất của kim loại. Có câu: Bắc Kạn có suối đãi vàng, Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh. Hai nạp âm này gặp gỡ tất sẽ tất tài, tấn lộc, bạo phát của cải, tích ngọc dôi kim.
+ Nhân Thân – Quý Dậu: Vàng Mũi Kiếm (Kiếm Phong Kim)
Đại Khê Thủy và Kiếm Phong Kim: Công cụ, vũ khí gặp nước mài dũa, thau rửa thì sáng và bén hơn. Nên vì thế giá trị và hiệu quả sử dụng của nó tăng lên. Sự kết hợp này phát phúc, phát lộc.
+ Canh Tuất – Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức)
Đại Khê Thủy và Thoa Xuyến Kim: Đồ trang sức gặp nước trong thau rửa sẽ đẹp đẽ, trong sáng và có giá trị cao hơn. Sự phối hợp này rất ăn ý, hài hòa, nhuần nhuyễn.
+ Nhâm Dần – Quý Mão: Kim Bạch Kim (Vàng thành thỏi)
Đại Khê Thủy và Kim Bạch Kim: Kim loại chìm đáy nước, để lại trong lòng người sự tiếc nuối.
2.Mệnh Đại Khê Thủy (tuổi Giáp Dần, Ất Mão) với mệnh Mộc:
+ Mậu Thìn – Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng)
Đại Khê Thủy và Đại Lâm Mộc: Cây lớn trong rừng cần nguồn nước, và được cung cấp. Sự phối hợp này mang lại cục diện sinh sôi, phong túc.
+ Nhâm Ngọ – Quý Mùi: Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương liễu)
Đại Khê Thủy và Dương Liễu Mộc: Cây dương liễu cần nước để sinh trưởng. Thứ nó cần thì con suối luôn cung cấp đầy đủ. Sự kết hợp này tạo nên một thời đại phát triển, vinh quang.
+ Canh Dần – Tân Mão: Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách)
Đại Khê Thủy và Tùng Bách Mộc: Cây cổ thụ tùng, bách rất cần có nguồn nước để vươn cao. Cuộc gặp gỡ này tạo nên tiền đề chinh phục mọi thử thách và vươn tới tầm cao.
+ Mậu Tuất – Kỷ Hợi: Bình Địa Mộc (Cây đồng bằng)
Đại Khê Thủy và Bình Địa Mộc: Cây cối ở vùng đồng bằng nhờ có nước suối chảy về sông, rồi cây cối hút lấy mà sinh trưởng. Nước suối như một nguồn sinh vô tận. Sự kết hợp này khiến màu xanh còn mãi, hoa lá, cây trái tươi tốt.
+ Nhâm Tý – Quý Sửu: Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu)
Đại Khê Thủy và Tang Đố Mộc: Cây dâu gặp nguồn nước sinh trưởng tốt, trở nên xanh mướt. Nước suối cung cấp nguồn sinh cho cây. Cuộc hội ngộ này mở ra kỷ nguyên của sang giàu, trường thọ, vĩnh cửu, hạnh phúc.
+ Canh Thân – Tân Dậu: Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu)
Đại Khê Thủy và Thạch Lựu Mộc: Cây lựu có nước sẽ thành tươi tốt vì có nước và là nguồn sinh. Cuộc hội ngộ này mang lại cát lợi, hứa hẹn một tương lai hoa thắm, quả ngọt.
3.Mệnh Đại Khê Thủy (tuổi Giáp Dần, Ất Mão) với mệnh Thủy:
+ Bính Tý – Đinh Sửu: Giản Hạ Thủy (Nước chảy xuống)
Đại Khê Thủy và Giản Hạ Thủy: Nước suối tạo nên một nguồn sinh dồi dào cho nước ngầm, hai nạp âm này tương hòa, mà lại có sự hỗ trợ rất đắc lực. Cuộc hội ngộ này cát lợi, đưa đến những điều may mắn không ngờ.
+ Giáp Thân – Ất Dậu: Tuyền Trung Thủy (nước suối trong)
Đại Khê Thủy và Tuyền Trung Thủy: Nước suối là nguồn cung cấp nước cho nước khe lớn, giữa chúng luôn có sự tương thông với nhau. Hai nạp âm này gặp gỡ mọi việc điều diễn ra hanh thông, thuận lợi.
+ Nhâm Thìn – Quý Tỵ: Trường Lưu Thủy (Nước đầu nguồn)
Đại Khê Thủy và Trường Lưu Thủy: Nước của sông dài nhờ những con suối cung cấp. Nên hai nạp âm này có quan hệ dồng hành, anh em. Sự kết hợp của hai mệnh mang lại nhiều giá trị lớn lao cả về vật chất lẫn tinh thần.
+ Bính Ngọ – Đinh Mùi: Thiên Hà Thủy (Nước trên trời)
Đại Khê Thủy và Thiên Hà Thủy: Nước suối chảy rất mạnh gặp thêm nước mưa tương trợ sẽ thành những cơn lũ kinh hoàng. Bản thân nước suối cần trong, gặp mưa gió sẽ đục. Hai nạp âm này kết hợp thường gây nên điều hung hại.
+ Giáp Dần – Ất Mão: Đại Khê Thủy (Nước khe lớn)
Đại Khê Thủy và Đại Khê Thủy: Sự gặp gỡ của hai dòng suối khiến nước chảy mạnh mẽ, tạo nên một lực mạnh vượt qua mọi trở ngại, gian khó để đến với thành công.
+ Nhâm Tuất – Quý Hợi: Đại Hải Thủy (Nước ở biển lớn)
Đại Khê Thủy và Đại Hải Thủy: Biển cả nhờ sông suối cung cấp nguồn nước. Đại dương mênh mông bắt nguồn từ những khe, nguồn, lạch nhỏ. Sự kết hợp này đại cát lợi và mang lại thành công vẻ vang.
4.Mệnh Đại Khê Thủy (tuổi Giáp Dần, Ất Mão) với mệnh Hỏa:
+ Bính Dần – Đinh Mão: Lư Trung Hoả (Lửa trong Lò)
Đại Khê Thủy và Lư Trung Hỏa: Lư Trung Hỏa bị khắc mạnh, nên mối quan hệ của hai nạp âm này không cát lợi.
+ Giáp Tuất – Ất Hợi: Sơn Đầu Hỏa (Lửa Ngọn Núi)
Đại Khê Thủy và Sơn Đầu Hỏa: Nước luôn là thứ dập tắt sự cháy. Hai nạp âm này gặp gỡ thường là cuộc chiến còn, mất.
+ Bính Thân – Đinh Dậu: Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới núi)
Đại Khê Thủy và Sơn Hạ Hỏa: Nước khe suối lớn dội vào ngọn lửa, nên tạo nên điều hung hại.
+ Giáp Thìn – Ất Tỵ: Phúc Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)
Đại Khê Thủy và Phúc Đăng Hỏa: Nước khe suối khắc lửa ngọn đèn mạnh mẽ. Hai mệnh này kết hợp thường xấu ngay từ bước đầu tiên.
+ Mậu Ngọ – Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời)
Đại Khê Thủy và Thiên Thượng Hỏa: Nắng lớn khiến nước suối bay hơi, và thậm chí cạn khô vào những năm hạn hán. Sự kết hợp của hai mệnh này thường mâu thuẫn liên miên.
+ Mậu Tý – Kỷ Sửu: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)
Đại Khê Thủy và Tích Lịch Hỏa: Hai nạp âm này không có sự tương tác. Sự kết hợp này có những hình khắc nhẹ, ở mức độ khắc khẩu thôi.
5.Mệnh Đại Khê Thủy (tuổi Giáp Dần, Ất Mão) với mệnh Thổ:
+ Canh Ngọ – Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ (đất ven đường)
Đại Khê Thủy và Lộ Bàng Thổ: Đất ven đường cần sự ổn định bền vững, cuộc gặp gỡ giữa hai mệnh này không lấy gì làm bảo đảm.
+ Mậu Dần – Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ (Đất tường thành)
Đại Khê Thủy và Thành Đầu Thổ: Đất thường thành cần vững, nước suối cần trong và chảy xuôi dòng. Sự kết hợp gặp gỡ của hai mệnh này tạo nên một bối cảnh tiêu điều, ảm đạm.
+ Canh Tý – Tân Sửu: Bích Thượng Thổ (đất trên vách tường)
Đại Khê Thủy và Bích Thượng Thổ: Đất tường nhà và nước suối lớn rất kỵ nhau vì thuộc tính Thủy – Thổ, nước suối cần trong, tường nhà cần vững. Sự kết hợp này sẽ tạo nên cục diện mâu thuẫn, căng thăng không dứt.
+ Bính Tuất – Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ (Đất trên mái)
Đại Khê Thủy và Ốc Thượng Thổ: Nước suối lớn có thể cuốn trôi, phá vỡ ngói lợp nhà, bản thân những viên ngói cũng không thể ngăn dòng nước lớn. Hai mệnh này gặp nhau tương lai sẽ là cơn bĩ cực triền miền.
+ Mậu Thân – Kỷ Dậu: Đại Trạch Thổ hay Đại Dịch Thổ (Đất cồn lớn)
Đại Khê Thủy và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Dòng nước mang theo phù sa, lại bào mòn núi đồi nơi thượng nguồn để bồi đắp thêm cho đất cồn bãi, hơn nữa, có nước mới có sự sống. Hai nạp âm này gặp nhau giống như cá chép hóa rồng, công danh đại phát.
+ Bính Thìn – Đinh Tỵ: Sa Trung Thổ (Đất trong cát)
Đại Khê Thủy và Sa Trung Thổ: Nước suối lớn tất khiến đất đai bị trôi nổi. Hai nạp âm này không gặp nhau sẽ tốt hơn.