Ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu như thế nào
Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn bản thân mình được sinh ra trong một gia đình giàu có, khá giả, vui vẻ và hạnh phúc. Thế nhưng đời không như chúng ta mơ, tài lộc vào nhà không phải mong cầu là được, còn phụ thuộc vào phúc báo của gia chủ Vậy nên Tổ tiên mới rặn con cháu bằng một câu nói rất hay đó là : Lộc không vào cửa khẩn phúc không vào cửa hông, đây là câu nói khá hay để thức tỉnh chúng ta trong quá trình tìm tới con đường giàu có hay tự do về tài chính – một hành trình khó khăn và nhiều chông gai. Không phải con người hiện đại mới cầu mong sự giàu có mà từ xa xưa, cổ nhân cũng đã có mong muốn tương tự và trong quá trình đó họ cũng có những quyết định sai lầm mà bản thân phải trả giá. Chính vì lẽ đó nên họ đã rút ra kinh nghiệm, viết lại cho con cháu lưu ý, thế nhưng không phải ai cũng để tâm. Câu nói: Lộc không vào cửa khẩn phúc không vào cửa hông, cũng được xem là lời khuyên quan trọng mà cổ nhân muốn nhắc nhở tới các thế hệ sau.Ngày hôm nay chúng ta hãy cùng Kênh Tử Vi cùng nhau đi tìm hiểu trong video dưới đây nhé
1.Tổ tiên dặn con cháu – Lộc không vào cửa trước
Câu: “Lộc không vào cửa khẩn”, tạm hiểu là “Tiền bạc, tài lộc không vào từ cửa chính”.Theo đó, cổ nhân khẳng định rằng không có chuyện “giàu sau một đêm”. Thế nên trong việc kiếm tiền, của cải không nên vội vàng tìm kiếm sự thành công hay mưu cầu tài lộc. Tài lộc cần có thời gian tích lũy từng chút một như kiến tha lâu cũng đầy tổ vậy. Còn những ai có cơ hội ăn may, đợi một ngày trúng vé số để đổi đời thì lại thường xuyên gặp họa.Thực tế là càng những kẻ mong muốn thành công nhanh chóng cuối cùng lại xôi hỏng bỏng không, chẳng còn lại gì trong tay. Nếu có thì nó cũng chỉ ở trong tay họ trong một thời gian ngắn rồi cũng rời đi bằng một trong những lý do như lũ cuốn, bị bắt, bị cướp, lửa đốt,…
Nếu một người muốn kiếm tiền bằng chính khả năng của mình thì phải đi từng bước một, dựa vào chính đôi chân của mình để đến đích. Nếu nền tảng không được thiết lập vững chắc, bạn sẽ mơ tưởng đến việc đạt đến bầu trời trong một bước, và cuối cùng bạn sẽ rơi ra từng mảnh nếu bạn lỡ nó. Càng ở trong cuộc sống hiện đại người ta lại càng ca ngợi cách làm giàu nhanh như là lẽ sống, thậm chí họ còn cười chê khái niệm “đồng tiền chậm” mà không lường trước được những hậu quả mà nó có thể gây ra từ việc kiếm tiền nhanh chóng bằng mọi cách. Nếu một người muốn kiếm tiền bằng chính khả năng của mình thì phải đi từng bước một, dựa vào chính đôi chân của mình để đến đích. Nếu nền tảng không được thiết lập vững chắc, bạn sẽ mơ tưởng đến việc đạt đến bầu trời trong một bước, cuối cùng bạn sẽ rơi ra từng mảnh nếu bạn lỡ nó. Đứng trước cơ hội làm ăn phát tài, người ta luôn quên mất những dự định ban đầu.Sẽ không có chiếc bánh nào trên bầu trời rơi xuống, chẳng phải bài học làm giàu chỉ qua một đêm là đủ sao?.Một trò lừa đảo như hình dáng kim tự tháp có thể được người kinh doanh bày ra xem như một cái bẫy, nhưng nhiều người đã bị lừa. Chính mong muốn có được một thứ gì đó không ra gì đã khiến họ mất đi khả năng phán đoán cơ bản và chọn bỏ qua những sơ hở rõ ràng. Cuối cùng, thay vì kiếm được tiền, anh ta lại mất cả người lẫn tiền. Thế nên càng ngày càng có nhiều cái bẫy làm giàu nhanh bày ra trước mắt và những người tham lam vẫn lao vào đó như thiêu thần rồi phải trả giá đau đớn. Không chỉ mất nhà, mất cửa, đánh mất hạnh phúc mà còn mất cả mạng sống. Vậy nên con người ở bất cứ thời kỳ nào khi đứng trước cơ hội làm ăn phát tài, thì cũng phải cân nhắc cẩn thận. Nhất là những cơ hội nào chỉ tập trung về tiền mà không tạo ra bất cứ giá trị nào cho xã hội thì càng thận trọng. Nếu quá nóng vội, bạn sẽ mất đi khả năng phán đoán khách quan, khi bị đồng tiền làm mờ mắt, bạn rất dễ rơi vào bẫy do người khác bày ra.
Ngoài ra người xưa còn có một câu nói cũng liên quan đến cửa trước, đó là câu nói. “Tiền môn bất điểm đăng, hậu viện bất lượng đường”.Câu này ý nghĩa thực tế rất đơn giản, nghĩa là buổi tối không đốt đèn ở cổng trước thì cả sân nhà sẽ không thể sáng sủa, sân sau lại càng tối tăm. Thời cổ đại, “tiền môn” là dùng để chỉ những người trưởng bối, bề trên của gia tộc và gia đình. Trong khi đó, “hậu viện” là con cháu đời sau trong gia đình. Còn lại, đèn là vật mang đến ánh sáng của con người trong bóng tối. Đèn tượng trưng cho trí tuệ cùng với phẩm chất tốt đẹp của con người. Trong câu nói này, từ “đốt đèn” ý chỉ mọi người bên trong gia đình hãy làm gương cho con cháu, truyền lại những gì tốt đẹp cho thế hệ sau, điều mà người xưa vẫn thường quan niệm là gia phong tốt đẹp. Còn từ “sáng sủa” là chủ sự hưng vượng, phồn thịnh của gia đình. Nếu như trong gia đình không có tà khí, không có vật dơ bẩn hay ô uế, mọi chuyện thuận lợi trôi chảy, lòng người rộng rãi thoải mái thì người ta gọi là “sáng sủa”. Câu nói “Cửa trước không đốt đèn, sân sau không sáng sủa” mang ẩn ý rằng, người trưởng bối trong gia đình cần phải làm tấm gương tốt, trong nhà cần phải có nếp sống tốt đẹp thì hậu thế mới có thể “sáng sủa”, gia phong tốt đẹp, lưu truyền được những điều tốt đẹp cho thế hệ sau. Có như vậy, gia đình mới thịnh vượng và phát đạt lâu dài. Do đó, nếu như muốn con cháu đời sau có tiền đồ xán lạn, người bề trên cần phải tu dưỡng đạo đức, nghiêm túc làm gương, lưu lại những điều tốt đẹp cho con cháu noi theo. Nếu như những thế hệ đi trước không chịu nghiêm khắc với bản thân, không thể làm gương tốt thì con cháu cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực, rất khó để có thể tiếp nối truyền thống của gia đình. Thậm chí, nếu như người bề trên sống vô đạo đức, làm ra những việc trái với luân thường đạo lý thì con cháu đời sau sẽ phải chịu hậu quả, khó mà có được tiền đồ tươi sáng.
2.Phúc không vào cửa hông – Lời tổ tiên căn dặn
“Phúc không vào cửa hông” tạm dịch “Phúc lộc, hỉ khí không đi vào cửa phụ” nghĩa là những người hay dùng cửa phụ để bàn chuyện làm ăn thường sẽ không có tin vui. Thực tế là những người càng lén lút, càng làm chuyện không ngay thẳng, chính trực thì làm gì có lấy một ngày vui, nói gì là tới hạnh phúc. Tài lộc cần được đến một cách đàng hoàng. Muốn kiếm tiền không sao, nhưng bạn không thể đánh mất các nguyên tắc và điểm mấu chốt của mình vì điều này. Ngay thẳng làm những điều đúng đắn mới thực sự được hưởng hạnh phúc của cuộc đời. Đối với một gia đình, cha mẹ là hình mẫu cho con cái. Lời nói và việc làm của cha mẹ họ, con cái đều nhìn thấy và ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Nếu cha mẹ cư xử sai trái mà con cháu làm theo thì nền nếp gia phong càng ngày càng xấu đi. Ngược lại, nếu cha mẹ có thể tu dưỡng bản thân, ngay thẳng, truyền cho con cái những nguyên tắc trung thực, liêm khiết, gia đình sẽ được phúc ấm lâu dài.Hạnh phúc, niềm vui không phải là thứ dễ dàng có được, đó là lý do ở nhân gian này có vô số người giàu sang nhưng vẫn phải chịu cảnh đơn độc, đắng cay Ở đời càng tưởng rằng mình khôn ngoan, khéo léo, càng có hành vi quanh co, lừa người, hay dối gạt sẽ không có một kết thúc tốt đẹp.Thế nên cổ nhân muốn nhấn mạnh câu này cũng là để nhắc nhở chúng ta nhớ rằng làm gì cũng phải cần sống ngay thẳng, và làm những điều đúng đắn thì mới thực sự được hưởng hạnh phúc của cuộc đời. Một người nên hiểu sự thật này, trung thực và liêm chính là nền tảng của cuộc đời một người. Người xưa còn có câu rằng “Phú bất quá tam đại”, tức là “Giàu không quá ba đời”. Nguyên nhân bởi, không ít người làm con làm cháu nhưng không hiểu được nỗi gian nan cực khổ của người bề trên khi gây dựng sự nghiệp, từ nhỏ đã được sống trong cảnh đủ đầy sung túc, dần mất đi ý thức vươn lên, sa đà vào phóng túng và hưởng lạc. Cứ thế, thế hệ này nối tiếp thế hệ sau, khi không còn sự quản thúc của những người đi trước, không còn gia quy để noi theo sẽ khiến gia đình ngày càng suy bại. Dù mỗi gia đình, mỗi người sinh ra đều có phúc báo riêng, thế nhưng con cháu có phúc của con cháu, nhưng nếu bề trên có được những phẩm chất tốt đẹp thì những phẩm chất này sẽ ảnh hưởng tích cực đến con cháu đời sau. Trong gia đình, nếu như cha mẹ lương thiện, ôn hòa hiếu thảo thì con cái tự nhiên cũng sẽ ảnh hưởng những đức tính này. Vì thế mà người xưa có câu rằng: “Hữu kỳ phụ tất hữu kỳ tử”, “cha nào con nấy”. Trong lịch sử có rất nhiều gia đình mà con cháu đời sau có được tiền đồ xán lạn nhờ vào việc học tập những tấm gương của người đi trước. Điển hình như gia đình Tư Mã Quang, Phạm Trọng Yêm thời Bắc Tống, Tăng Quốc Phiên, Trương Anh thời nhà Thanh, thư pháp gia Vương Hi Chi thời Đông Tấn… Thời xa xưa, Trương Anh là đại học sĩ triều Thanh, có cha là trọng thần Trương Đình Ngọc. Ông là người hay làm việc thiện, hết lòng tin vào Thần Phật, luôn hết lòng làm quan thanh liêm, ngay thẳng, hiểu rõ được nhân sinh, được hoàng đế Khang Hy vô cùng tín nhiệm. Theo như sử sách ghi lại, Trương Anh luôn yêu cầu bản thân phải thật nghiêm khắc và thận trọng, lúc nào cũng cố gắng đọc sách cổ, lúc nào cũng tâm niệm phải làm việc tốt.Không chỉ làm tốt chức vụ của mình, Trương Anh còn tận tình dạy bảo con cái. Người đàn ông này viết gia huấn “Thông huấn trai ngữ”, dạy con cái làm người phải “đọc kinh thư, bồi dưỡng đạo đức, nói năng cẩn trọng”. Trương Anh đã dùng lý niệm này để dạy dỗ con trai Trương Đình Ngọc của mình. Người này luôn quan niệm rằng: “Kết giao với người, mỗi một lời một việc đều phải làm lợi cho người, đó là người thiện”. Ông cũng dạy con trai: “Nếu có thể nghĩ cho người khác nhiều hơn, làm việc có lợi cho người mà không làm việc tổn hại đến người thì đó là người tốt, người tích được đức, Thần Phật cũng sẽ che chở cho họ”. Trước những lời răn dạy của cha, Trương Đình Ngọc đã nghiêm khắc và kính cẩn làm theo. Ông luôn ôn hòa, cung kính khi đối xử với tất cả mọi người. Sau này, Trương Đình Ngọc trở thành đại học sĩ, quân cơ đại thần của triều Thanh. Thậm chí, Trương Đình Ngọc từng được hoàng đế Ung Chính khen ngợi hết lời rằng: “Ông làm một ngày, người khác làm mười ngày cũng không bằng”. Hoàng đế Càn Long cũng khen ngợi Trương Đình Ngọc là “Đã tài trí lại quang minh chính đại”. Có thể thấy, Trương Đình Ngọc rất được các Hoàng đế nhà Thanh rất tín nhiệm. Cha con Trương Anh và Trương Đình Ngọc hai đời đều làm quan cao, được hoàng đế hết mực trọng dụng, được người dân quý mến, người đời kính trọng ca ngợi. Có thể nói, Trương Anh thân làm cha và triều thần, cả công hay về tư đều là tấm gương sáng cho Trương Đình Ngọc noi theo. Câu nói: “Lộc không vào cửa khẩn phúc không vào cửa hông vẫn giữ nguyên giá trị cho tới ngày nay”. Bất kỳ sự vội vàng nào để đạt được thành công nhanh chóng, hoặc thậm chí là hành vi quanh co, sẽ không có một kết thúc tốt đẹp. Dù gặp may trong chốc lát nhưng về lâu dài sẽ gây họa vô cùng. Vì thế bạn hãy luôn nhắc nhở bản thân trước bất cứ cư hội nào, hãy lấy đạo đức làm trọng.