Tướng dâm loạn của Dương Quý Phi
Dương Quý Phi – Dương Ngọc Hoàn là một trong tứ đại mỹ nhân trung quốc được vua Đường Huyền Tông vô cùng sủng ái.Nhắc đến Dương Quý Phi người ta thường nhắc đến một quý phi dâm loạn. Ngày hôm nay chúng ta hãy cùng Kênh Tử Vi cùng nhau đi tìm hiểu về tướng dâm loại của Dương Quý Phi nhé
Dương Quý Phi là ai?
Theo sử sách Trung Quốc ghi chép, Dương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn, sinh ngày 1-6-719, chết năm 756, tại Thục Quận ( nay là Thành Đô – tỉnh Tứ Xuyên), nguyên quán Bồ Châu ( nay là ngoại ô thành phố Tây An- tỉnh Thiểm Tây). Xuất thân trong gia đình quan lại, cùng bố mẹ sống ở Tứ Xuyên, từ nhỏ học hát, múa…đến năm 10 tuổi, bố mẹ mất, mới đến Lạc Dương (xưa là Đông Đô của nhà Đường, nay thuộc tỉnh Hà Nam), sống với nhà bác ruột.
Dương Quý Phi là 1 trong tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc. Nếu Tây Thi có nét đẹp Trầm Ngư (cá lặn), Vương Chiêu Quân khiến chim sa (Lạc Nhạn), Điêu Thuyền đẹp đến nỗi trăng cũng phải núp vào mây (Bế Nguyệt), thì Dương Quý Phi mỗi khi ngắm hoa, hoa đều rũ héo vì hổ thẹn (Tu Hoa).
Trong 4 mỹ nhân cổ đại Trung Hoa, mối tình Dương Quý Phi và Đường Minh Hoàng, được nhiều người biết nhất, truyền tụng nhiều nhất, nên cũng được dựng phim nhiều nhất. Tuy nhiên, khi lên màn ảnh nhỏ, để cho hấp dẫn người xem, đạo diễn thường bóp méo hình ảnh người đẹp Dương Quý Phi và thêm thắt hư cấu nhiều tình huống trái với lịch sử, khiến người xem chẳng biết đâu là sự thật.
Từ những thập niên 60 đến nay, TVB của Hongkong và các đài truyền hình Trung Quốc đã có ít nhất 10 bộ phim liên quan đến người đẹp họ Dương này. Như vậy, là có đến 10 mỹ nữ vào vai người đẹp, trong đó, có nhiều diễn viên nổi tiếng là người đẹp, nhưng công chúng cho rằng, họ không phù hợp khi diễn Dương Quý Phi.
Theo sử sách Trung Quốc ghi chép, Dương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn, sinh ngày 1-6-719, chết năm 756, tại Thục Quận ( nay là Thành Đô – tỉnh Tứ Xuyên), nguyên quán Bồ Châu ( nay là ngoại ô thành phố Tây An- tỉnh Thiểm Tây). Xuất thân trong gia đình quan lại, cùng bố mẹ sống ở Tứ Xuyên, từ nhỏ học hát, múa…đến năm 10 tuổi, bố mẹ mất, mới đến Lạc Dương (xưa là Đông Đô của nhà Đường, nay thuộc tỉnh Hà Nam), sống với nhà bác ruột.
Năm 17 tuổi, Võ Huệ Phi (phi tần của Đường Minh Hoàng) chọn cô làm vợ của hoàng tử thứ 18 của Đường Minh Hoàng là Thọ Vương Lý Mão, Dương Ngọc Hoàn trở thành Thọ Vương phi (không như trong phim của TVB năm 1999 do Hoa hậu Hongkong 1998 Hướng Hải Lam thủ vai cho rằng Dương Quý Phi được tuyển chọn vào cung làm phi tần của Đường Minh Hoàng).
Nói cách khác, theo sử sách, thì Đường Minh Hoàng lúc đó đã trên 50 tuổi, là cha chồng của Dương Ngọc Hoàn, còn mẹ chồng là Võ Huệ Phi. Mãi đến khi Võ Huệ Phi chết, Đường Minh Hoàng mới lấy cớ để con dâu xuất gia làm đạo sĩ để chịu tang cho mẹ chồng, xem như xuất gia là thay đổi đời người, không còn là vợ của vương tử Lý Mão nữa.
Chính vì vậy, sau thời gian chịu tang 1 năm hay vài tháng, Đường Minh Hoàng đã rước Dương Ngọc Hoàn vào cung, sắc phong làm Quý Phi, chính thức trở thành chồng của nàng, còn đứa con bị mất vợ đẹp cũng không dám hó hé.
Trong lịch sử Trung Quốc, vào thời Đường, cũng từng xảy ra chuyện loạn luân như vậy, đó là Võ Tắc Thiên, vừa làm vợ cho cha là Đường Thái Tông, vừa làm vợ cho con là Đường Cao Tông. Dương Quý Phi không hề ốm! Theo sử sách, vào đời Đường, phụ nữ được cho là đẹp, hấp dẫn thì phải tròn trịa, đầy đặn. Trong tục ngữ, thành ngữ tiếng Hoa ngày nay vẫn còn câu:
Yến ốm Hoàn mập (Yến là chỉ người đẹp thời Hán: Triệu Phi Yến, Hoàn là chỉ Dương Ngọc Hoàn thời Đường, ý câu thành ngữ là mỗi người một vẻ đẹp khác nhau).
Do đó, nếu đúng theo nguyên mẫu, thì các diễn viên mỹ nữ vào vai Dương Quý Phi, phải tròn trịa, chứ không mình hạc xương mai như Phạm Băng Băng, Hướng Hải Lam, Y Tịnh Năng, Văn Tụng Nhàn, Ân Đào…. Các vai diễn được đánh giá là đúng khuôn mẫu trong sử sách mô tả Dương Quý Phi, mập tròn nhưng không mất vẻ quý phái, cao sang
Dương Quý Phi dưỡng dung nhan thế nào ?
Tương truyền rằng Dương Quý Phi rất thường hay ăn đu đủ, uống canh đu đủ. Mọi người tưởng rằng đó chỉ là món ăn ưa thích nhưng thật ra đó là cách để nàng luôn gìn giữ vòng một săn chắc.
Ngoài ra, để có một làn da đẹp nàng thường dùng đến nha đam để dưỡng ẩm làn da, người ta nói quanh mộ quý phi lúc xưa có mọc rất nhiều nha đam nhưng đây chỉ là lời đồn.
Dương quý phi còn thường dùng sữa dê pha với tinh chất các loại hoa quý để tắm, nàng còn thường đến Ly Sơn để tắm suối nước nóng để giữ làn da mịn màng. Trong một lần sơ ý bị ngã, Dương quý phi để lại vết sẹo, khi sẹo lành hình dáng tựa búp sen khiến cho quý phi càng thêm cốt cách tiên tử.
Về sau phụ nữ Trung Hoa thường vẽ thêm chấm tròn, bông hoa giữa trán gọi là chu sa cũng bắt nguồn từ tích này
Dương Quý phi vong mạng hay lưu lạc xứ người?
Càng ngày Lý Long Cơ càng say đắm nàng, bỏ bê chính sự, toàn bộ giao cho Dương Quốc Trung_anh họ của quý phi. Quốc Trung một tay che trời, lộng quyền quá thể khiến lòng dân căm phẫn. Năm 755, An Lộc Sơn dấy binh tạo phản để giành ngôi lẫn mỹ nhân.
Lúc vua cùng quý phi tháo chạy đến Tứ Xuyên, tam quân cho rằng chính do quý phi hồng nhan họa thủy, quyến rũ thiên tử đam mê tửu sắc, cũng chính nhan sắc đó mà An Lộc Sơn mới tạo phản.
Bị ép vào đường cùng, Lý Long Cơ ban ba tấc vải trắng, chính tay Cao Lực Sĩ siết cổ quý phi. Nàng được chôn vội ở ven đường, không mộ phần an táng, nàng mất năm 38 tuổi.
Có một vài giả thuyết cho rằng chủ tướng Trần Huyền Lễ tính kế cùng Cao Lực Sĩ cho kẻ chết thay rồi ngầm hộ tống nàng lên thuyền sang Nhật Bản. Nhiều năm về sau.Đường Minh Hoàng sai người quay lai Mã Ngôi tìm thi hài quý phi nhưng chỉ thấy sót lại một túi thơm.
Vua lệnh cho người sang Nhật tìm gặp được quý phi ở Yamaguchi, dâng lên món quả của thiên tử là hai bức tượng phật như lời cầu chúc bình an, nàng rút trâm cài đầu ra trao lại như quà đáp lễ và một mực không chịu về nước.
Ngày nay, ngoài mộ Dương quý phi ở Thiểm Tây, Trung Quốc ra thì tại Nhật, tỉnh Yamaguchi cũng có một khu mộ tưởng niệm Dương quý phi, tượng phật Thích Ca Mâu Ni và tượng phật A Mi Đà vẫn tồn tại và được thờ đến nay.
Ở Nhật vẫn tồn tại khá nhiều di tích về Dương quý phi, như ở chùa Yusen có bức tượng quý phi bằng gỗ được coi là cổ vật lâu đời, nhiều phụ nữ Nhật từng xưng là hậu duệ của quý phi trong đó có nữ diễn viên Yamaguchi Monmoe. Số khác lại bảo rằng nàng trốn sang Cao Ly (Hàn Quốc).