Đức Phật khó độ 5 kiểu người này cuộc đời đầy rẫy những khổ đau
Trong cuộc sống này chúng ta cần phải nhớ rằng, cuộc đời của mỗi người là vô thường, những gì mà chúng ta có hay những người khác đang có cũng là giả tạm. Chính vì thế, chúng ta có ganh đua, ghen tức với những điều vô nghĩa đó thì cũng chẳng có ích gì, trong khi đó thì nếu chúng ta biết vui, biết chúc phúc cho họ thì sẽ được nhiều thứ bao gồm cả gia tăng hạnh phúc cho chính bản thân mình.
Trong kinh Phật thường nói, Đức Phật không độ người vô duyên. Không có duyên thì không thể độ, người không có duyên thì họ không bao giờ nghe những lời nói mà Đức Phật chia sẻ. Mưa trời tuy lớn, cây không rễ khó mà thấm nước. Phật môn tuy rộng mở, khó độ người vô duyên”. Phật độ chúng sinh tùy theo duyên nghiệp của mỗi người – có thể thành tựu ngay trong đời này hoặc phải cần thêm nhiều đời kiếp sau nữa họ thành tựu.
Những kiểu người khó được Phật độ cũng bởi sống không tích thiện nghiệp, để cho cái tâm tham sân si điều khiển hành vi của bản thân, làm những điều sai trái, hại người thành hại cả mình, như vậy thì cuộc đời gặp sóng gió liên miên, lầm than lạc lối đời này qua đời khác là điều tất yếu.Ngày hôm nay chúng ta hãy cùng Kênh Tử Vi cùng nhau đi tìm hiểu trong video dưới đây nhé
I.Đức Phật độ là thế nào
Ngày nay có rất nhiều người vẫn không hiểu hoặc nhầm lẫn về hai chữ: “Đức Phật độ”. Theo đó, Phật độ không có nghĩa là mình cầu nguyện, van vái điều gì thì Đức Phật độ, Phật ban cho điều ấy. Mà Phật độ ở đây chính là Phật chỉ dạy cho chúng ta con đường giải thoát giác ngộ để tự mỗi chúng ta tùy theo bổn nguyện, căn cơ và hoàn cảnh của chính mình mà tự mình hóa giải những hệ lụy của phiền não vô minh.
Khi ánh sáng xuất hiện, thì bóng tối tự động bị đẩy lùi hoặc mất đi. Giảm được một phần phiền não vô minh thì tăng thêm được một phần an lạc, hạnh phúc mà nhà Phật gọi là Bồ đề Niết bàn.
Phật độ là Phật giúp cho chúng ta phương tiện tức là giáo lý Tứ Diệu Đế, kinh điển, nhưng chính chúng ta phải tự mình nghiên cứu, tu tập, thực hành và sống đúng với chánh pháp thì mới có giải thoát, an vui và tự tại. Ngược lại nếu chúng ta cứ mãi mê ngồi thiền lim dim, tụng kinh, niệm Phật, trì chú, van vái, cầu nguyện mà tự mình không chịu lo tu sửa, tánh tham tật đố không chừa, tâm còn giận còn hờn, lòng còn chạy theo si mê ái dục thì đây chỉ là tu hành theo hình thức, không có một ý nghĩa hay giá trị nào hết.
Người đệ tử Phật bắt buộc phải có niềm tin. Nhưng niềm tin ở đây là tin vào lời dạy chân thật của Đức Phật là người đã thực chứng những chân lý nhiệm mầu bởi vì lời dạy của Phật là: ”Như Lai thị chơn ngữ giả, thật ngữ giả, bất dị ngữ giả, bất cuống ngữ giả” nghĩa là lời nói của Phật là chân chính, là thành thật, không tráo trở và không bao giờ dối trá.
Quan trọng hơn là người đệ tử Phật phải tin chính mình có khả năng hóa giải, diệt trừ mọi vô minh phiền não để đạt được tâm thanh tịnh mà có Niết bàn, có Bồ đề cũng như chư Phật, chư Bồ tát vậy. Đức Phật dạy chúng sinh phát triển những tiềm năng và nỗ lực của chính bản thân mình để đạt đến trạng thái an lạc và hạnh phúc tuyệt đối Niết bàn.
Do đó hạnh phúc hay khổ đau là do nơi con người chớ không tùy thuộc vào một đấng quyền năng tuyệt đối nào và Đức Phật chỉ là một bậc thầy hướng đạo mà thôi.
II. Đức Phật khó độ 5 kiểu người sau
1.Những kẻ XU NỊNH khó được Đức Phật độ
Đức Phật cho rằng kiểu người khó được Phật độ thứ nhất là những người quen thói xu nịnh, tâng bốc.Lời Phật dạy rằng: “Không dua nịnh, giữ tâm đoan chánh”. Những kẻ ưu nói lời dua nịnh sẵn sàng nói ra những lời không thực tâm, thay đổi thái độ bất cứ lúc nào miễn là đạt được mục đích của bản thân.
Phật cho rằng loại hành vi này là hành vi của kẻ ác. Nhiều người dành nhiều thời gian, công sức, tiền của đê lễ bái, cầu thần khấn Phật, nhưng nếu không đạt được điều mình muốn, họ có thể làm ra một số hành vi phỉ báng Tam Bảo.
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người ai cũng yêu chuộng sự chân thật, không một ai thích những người sống dua nịnh, giả dối cả.Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Phật có dạy:“Chẳng phải chỉ có người lực sĩ mới có nhiều sức mạnh mà người ngay thẳng, thắng được tâm của chính mình còn mạnh hơn cả người lực sĩ… Phật đã trải qua vô số kiếp, chẳng nghe theo tâm, mà nỗ lực tinh tấn đạt đến quả vị Phật”.
Thế nên, chúng ta nên sống chính trực ngay thẳng và chân thành là những điều mà Chư Phật, chư Tổ và những bậc thầy mong mỏi ở chúng ta.
Chúng ta phải cố gắng từng ngày, cải thiện những tật xấu dở trong cuộc sống hàng ngày, bỏ đi những tâm tà mị, dua nịnh để sống với bản chất của tâm thể như như của chúng ta thuở ban đầu. Để xứng đáng là người tu sĩ, là đệ tử của Phật. Sống được với tâm Phật của chính mình.
Do đó hành vi a dua nịnh nọt cần phải được xóa bỏ, chúng sinh sống xu nịnh tức là có đạo đức giả, không từ thủ đoạn miễn là đạt được mục đích mưu cầu lợi ích cá nhân. Những kẻ như vậy chẳng những đánh mất phước báo mà còn khó được Phật phổ độ cứu giúp.
2.Những kẻ GIAN ÁC BẤT NGHĨA Đức Phật không thể độ
Đức Phật cho biết loại người thứ hai khó được độ là những người “gian trá, ác độc”.
Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những người làm việc ác, tuy ban đầu rất nhỏ, nhưng nếu không kịp thời từ bỏ, kịp thời dập tắt, cứ để tích chứa trong lòng lâu ngày sẽ dẫn đến nguy hại cho mình và mọi người. Đức Phật gọi người này là người ngu.
Thế nên, trong kệ ngôn 121, phẩm Ác thuộc kinh Pháp Cú, đức Phật dạy:
“Chớ chê khinh điều ác
Cho rằng chưa đến mình
Như nước nhỏ từng giọt
Rồi bình cũng đầy tràn
Người ngu chứa đầy ác
Do chất chứa dần dần”.
Ở đây, đức Phật dạy người ngu là người làm việc ác, tích chứa việc ác. Ác ngiệp này dẫn ta vào chỗ tối tăm mù mịt khổ đau. Việc ác là những điều mình làm sai với luân thường đạo đức, sai với chánh pháp, làm cho người phải chịu khổ đau, qua lời nói, suy nghĩ và việc làm.
Đối với những điều ác, chúng ta chớ có khinh thường. Cho dù việc đó rất là nhỏ, nhưng tích chứa dần dần, sẽ trở thành việc cực ác. Hồi nhỏ thì mình ngắt đầu dế, bắn chim, đâm ếch, giết các loài thú vật, không một chút xót thương. Đến khi lớn lên, gặp chuyện ngang trái, do thói quen giết các con vật nên lúc này giết người cũng không gớm tay.
Thế nên, chúng ta hãy cẩn thận với những việc làm của mình. Cổ đức có câu: “Bồ-tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Bồ-tát đã nhận thức rõ ràng nhân nào quả đó, nên các Ngài sợ nhân ác, nhân xấu không dám làm. Còn chúng sanh mê muội, nhận thức sai lầm, nên thấy việc ác không biết sợ hãi quả báo, cứ lao đầu vào làm.
Theo Đức Phật, đẹp, xấu, giàu, nghèo, sang, hèn… của kiếp này không tự nhiên mà bị, mà được. Người nào nhiều đời trước hay rộng lòng bố thí thì đời nay phải an cư lạc nghiệp. Kẻ nào nhiều đời trước hay tham lam bủn xỉn thì đời nay nghèo khó bần cùng.
Người nào nhiều đời trước nhu hòa nhẫn nhục thì đời này đoan chính thanh cao. Kẻ nào nhiều đời trước hay nổi tam bành lục tặc thì đời này tướng mạo xấu xí.Người nào nhiều đời trước chí tâm đảnh lễ chư Phật thì đời nay cao quý và được nhiều người quý trọng. Kẻ nào nhiều đời trước hay ngã mạn cống cao thì đời nay phải sinh làm hạ tiện…
Đối với việc ác dù là rất nhỏ, cũng phải kịp thời từ bỏ, nếu tích chứa lâu ngày sẽ dẫn đến sự nguy hại cho mình và người khác.
Còn người đời do ngu si mà khởi tâm tham lam, do khởi tâm tham mà tạo ác nghiệp, tàn hại lẫn nhau: con giết cha, trò hại thầy, chồng ức hiếp vợ, vợ lấn lướt chồng, tạo thành mối oán kết không gì xa lạ, đó đều là những người thân của mình.
Hiện tại, mọi người xa lánh, phải vào tù ra tội, bị mọi người nguyền rủa, tiếng xấu để đời, cho dù có trốn được pháp luật nhưng không thể thoát khỏi luật nhân quả.
Cổ nhân có câu: “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng không lọt”, nghĩa là thiện ác đều có báo ứng, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
3.Kẻ NÓI LỜI ÁC không thể được Đức Phật độ
Đức Phật nói loại người thứ ba khó được độ là những người “nói lời ác độc”. Bất cứ ai nghiên cứu về Phật giáo đều biết lợi ích của việc “gieo thiện khẩu” lớn lao như thế nào. Nếu không giữ gìn tốt cái miệng của mình, nói ra những lời hay ý đẹp, tốt đời đẹp đạo, thay vào đó là những lời đổi trắng thay đen, nói xấu người khác, gieo ác nghiệp thì chẳng những mất phước mà còn tạo vô số nhân ác.
Đức Phật dạy: Ác khẩu hay còn gọi là ác ngữ là một trong bốn điều bất thiện thuộc về lời nói (vọng ngữ, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu). Nó sẽ gây ra nhiều hối hận cho con người trong cuộc sống sau khi nói ra.
Ác khẩu, ác ngữ là lời nói thâm độc, thô bạo, mắng nhiếc, chửi rủa… là những lời lẽ thiếu văn minh, đạo đức trong giao tiếp.Đương nhiên, nói nặng lời, hoặc lớn tiếng trong chừng mực nào đó không phải là ác ngữ, nhất là trong quá trình giáo dục con cái của cha mẹ, giáo huấn học trò của thầy cô.
Trong kinh Phật có bài học đạo lý rằng: Có người nghe Đức Phật rất từ bi, rất có đạo hạnh, nên cố ý đến mắng nhiếc Đức Phật. Nhưng khi chửi mắng, Đức Phật đều lặng thinh, chẳng đáp.
Khi người ấy mắng nhiếc xong, Phật hỏi: “Ông đem lễ vật tặng người khác, người ấy không nhận thì lễ vật ấy cuối cùng sẽ thuộc về ai?” Người ấy đáp rằng, lễ vật vẫn là của ông ta.
Đức Phật liền nói “Nay ông mắng nhiếc ta, nhưng ta không nhận, ông tự mang vào thân ông vậy. Cũng giống như âm vang là do nương theo tiếng mà có, như bóng do hình mà thành, cuối cùng vẫn chẳng tránh được. Hãy thận trọng, chớ nói lời mắng nhiếc, ác ngữ!”
Đức Phật đã dạy ở đời luôn có luật nhân quả, đừng bao giờ nói xấu hay làm chuyện hại người. Bạn hãm hại người khác thì sẽ có người hãm hại lại bạn. Bạn lừa dối người khác cũng có người khác lừa dối bạn.
Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.Theo nhà Phật, lời nói nói ra làm người khác đau khổ thì đều là một cách gieo nghiệp bất thiện. Vì thế theo luật nhân quả, họ cũng sẽ phải chịu quả báo xấu như thường.
Xét cho cùng, “lời nói không mất tiền mua” nhưng không phải thích gì nói nấy mà nên “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Vừa lòng nhau là nói ra đem lại sự hoan hỷ, an lạc, thấu hiểu để đoàn kết và yêu thương.
Đó chính là ái ngữ, chánh ngữ giúp lợi mình và ích người. Còn ngược lại, những ai cố ý nói hư dối, nói thô ác, nói chia rẽ, nói nịnh nọt thì chắc chắn “đưa đến khổ quả, chịu lấy khổ báo”.
4.Người hay ĐỐ KỴ không được Đức Phật độ
Tâm tật đố, sân hận cũng là một trong những tâm cần phải cắt bỏ của người tu Phật. Điều này cũng giống như người em họ của Đức Phật là Đề Bà Đạt Đa, vì ganh tị với tài đức của Đức Phật, đã dẫn dắt Tăng đoàn phỉ báng và phá hoại nhiều lần khi Đức Phật thuyết pháp, cuối cùng dẫn đến đọa vào đường ác.
Vì vậy, hạng người này dù có nhân duyên học Phật, nhưng trên con đường học Phật, thường đố kỵ với những người học và hành giỏi hơn mình. Kết quả là, họ nảy sinh lòng ganh ghét đối với người khác, và thậm chí có nhiều hành vi phi lý, như vậy sao có thể kết Phật duyên và được Phật độ?
Đố kỵ là sự ganh ghét, lòng đố kỵ là một bệnh hoạn, nhìn mọi sự việc méo mó theo cái tâm ích kỷ, không công nhận, dẫn đến khó chịu khi người khác hơn mình, không muốn ai hơn mình, rồi tìm cách cô lập hoặc tiêu diệt kẻ khác để được “sinh tồn” mà tha hồ “hưởng thụ” và bài trừ những thành tựu của người khác.
Trong 14 điều răn Đức Thích Ca Mâu Ni đã dạy: Bi ai lớn nhất của đời người là sự ganh ghét, đố kỵ.
Đố kỵ là tính xấu của con người. Từ xa xưa đến nay, đố kỵ chẳng còn xa lạ trong cuộc sống, vì ông cha ta đã có rất nhiều câu để nói về lòng đố kỵ như: “Ghen ăn tức ở” hay “Trâu buộc ghét trâu ăn”…
Sống trên đời này, đừng bao giờ vội vàng phủ nhận rằng mình không có lòng đố kỵ với bất kể ai. Thực tế thì lòng đố kỵ nó tồn tại ở nhiều hình dạng khác nhau ở trong mỗi chúng ta dù nó nhiều hay là ít, dù có dám thừa nhận hay là không. Có người nói ra việc ghen ghét ai đó là việc đương nhiên, cảm xúc tự nhiên của mình nhưng có người lại chọn âm thầm giấu đi.
Và điều đáng nói là không phải ai cũng nhận diện được rằng lòng đố kỵ chính là một thói xấu thường trực và có thể gây ra những hậu quả xấu. Chính nó cũng là nguyên nhân khiến cho chúng ta nhìn mọi sự việc trở nên méo mó dưới lăng kính của mình. Thấy ai thành công thì chúng ta cũng không công nhận đã dẫn đến khó chịu nói những lời mỉa mai.
Có phải chăng là vì cái tôi quá lớn nên chúng ta đang mang bản thân của mình đi so sánh với những người khác thấy yếu kém hơn về mặt nào đó khiến cho lòng đầy ích kỷ dâng trào. Chúng ta chỉ biết mỗi mình, xem bản thân là rốn của vũ trụ và làm cái gì cũng phải xuất sắc nhất, không có ai sánh bằng chúng ta. Vậy nhưng điều đó là không thể, chính vì thế mà hãy tỉnh táo trong nhận thức để tránh việc sa đà khi mà bạn đã bắt đầu nổi lòng ghen với ai đó.
Chúng ta nên nhớ rằng, cuộc sống này là vô thường, những gì mà chúng ta có hay những người khác đang có cũng là giả tạm. Chính vì thế, chúng ta có ganh đua, ghen tức với những điều vô nghĩa đó thì cũng chẳng có ích gì, trong khi đó thì nếu chúng ta biết vui, biết chúc phúc cho họ thì sẽ được nhiều thứ bao gồm cả gia tăng hạnh phúc cho chính bản thân mình. Đáng buồn là ít ai có thể làm được điều này.
5.Người VÔ ƠN khó được Đức Phật độ
Đức Phật dạy loại người thứ năm khó được độ là những người “vô ơn”.Dù bạn có đang tìm hiểu Phật pháp hay không thì một trong những điều quan trọng nhất của đạo làm người là “lòng biết ơn”.
Trong kinh có ghi lại rằng, sau khi thành đạo dưới cội bồ đề, đức Phật đã đứng yên một khoảng xa để chiêm bái cây bồ đề trong suốt một tuần. Phật bày tỏ lòng tri ân sâu xa của mình đối với cây bồ đề đã che chở nắng mưa cho ngài trong suốt thời gian tầm đạo. Có lẽ bài pháp đầu tiên đức Phật dạy cho cuộc đời, là một bài học về lòng biết ơn.
Phật dạy làm người là nhận một bữa cơm ân đức một đời, nhận một lần giúp ghi nhớ một kiếp, sống phải có trước có sau.Nếu con người sinh thói vô ơn, đối với thứ được nhận cho là đương nhiên, thường xuyên nhận sự chiêu đãi của người khác mà không màng tới đáp đền thì tất sinh ra oán nghiệp.
Nếu không biết đền ơn thì chẳng những làm điều bất hiếu với cha mẹ, mà còn thường nuôi lòng hận thù với thân bằng quyến thuộc. Điều này không chỉ khiến quý nhân quý tránh xa bạn, mà còn ngăn cản bạn có cơ hội đến gần với Phật.