Điển tích giáng trần của Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Nhắc đến tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa tâm linh của người Việt, chắc trong chúng ta sẽ nhiều người nghĩ ngay đến Mẫu Liễu Hạnh đầu tiên. Đây là vị Thánh Mẫu quyền năng và được biết đến rộng rãi nhất trong đạo Mẫu. Đây cũng là vị Thánh Mẫu vô cùng linh thiêng mà hàng vạn, hàng triệu người luôn luôn triều bái.
Mẫu Liễu Hạnh được nhân dân khắp mọi miền tôn thờ và là vị Thánh Mẫu thứ hai – Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên đại diện cho tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam. Bà chúa Liễu Hạnh cùng Chử Đồng Tử, Tản Viên Sơn Thánh và Đức Thánh Trần cũng là bốn vị thánh bất tử (Tứ bất tử) trong quan niệm tâm linh của người Việt. Bà thường xuyên giúp đỡ người dân và được nhiều triều đại phong kiến nước ta sắc phong nhiều chức sắc để cảm tạ công ơn
Vậy thì Thánh mẫu Liễu Hạnh là ai? Thánh Mẫu có những điển tích gì đặc trưng, và để tìm hiểu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, xin mời quý vị và các bạn hãy cùng Kênh Tử Vi đón xem trong video dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé
Thánh Mẫu Liễu Hạnh là ai?
Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Liễu Hạnh Công Chúa) còn có các danh hiệu khác như Đệ Nhị Địa Tiên, Vân Hương Thánh Mẫu, Chế Thắng hòa Diệu Đại Vương, Mã Hoàng Bồ Tát, Thiên Tiên Thánh Mẫu,…
Liễu Hạnh công chúa cùng Sơn Tinh, Thánh Gióng và Chữ Đồng Tử là bốn vị thánh được nhân dân tôn kính, gọi là “Tứ bất tử”. Ngoài ba vị nam thần đầu tiên có từ thời Hùng Vương và được thờ nhiều nơi từ rất lâu thì Mẫu Liễu Hạnh là hình mẫu người phụ nữ duy nhất được đưa vào hệ thống thần thánh từ đời hậu Lê.
Trong tiềm thức của người dân, Liễu Hạnh là một vị thần, một biểu tượng về khát vọng tự giải phóng của người phụ nữ muốn thoát khỏi sự ràng buộc của xã hội, của lễ giáo phong kiến; khát vọng đạt được những ước mơ về hạnh phúc gia đình.
Theo truyền thuyết và thần tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh một mẫu nữ thần đa dạng và sinh động, một nhân vật phi thường nhưng lại bình thường. Ở bà Liễu Hạnh thể hiện nhiều hình mẫu, khi là một người vợ, một cô gái, một nàng tiên, thi sĩ hay một nữ tướng…
Bà biểu trưng cho người phụ nữ Việt Nam có những tiềm lực, khả năng to lớn. Bà theo đạo Nho, quy y theo Phật, là biểu trưng cho tự do, lòng nhân đạo. Cũng chính từ phẩm chất này mà Bà được nhân dân tôn xưng là “Mẫu nghi thiên hạ’’, là vị Thánh trong “Tứ bất tử’’ của thần linh Việt Nam. Các triều đình phong bà là “Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vương’’, “Thượng đẳng thần’’, “Mạ vàng công chúa’’.
Trong điện thần Tam phủ, Mẫu Liễu Hạnh là vị Thánh xuất hiện khá muộn, nhưng được nhanh chóng trở thành vị thần chủ của Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, được tôn vinh hơn tất cả các vị Thánh Mẫu khác. Ở điện thờ Tam tòa Thánh Mẫu, Mẫu Liễu Hạnh với tư cách là Mẫu Thượng Thiên luôn được thờ ở vị trí trung tâm, mặc trang phục màu đỏ.
Mẫu Liễu Hạnh còn hóa thân thành Địa Tiên Thánh Mẫu – Bà Mẹ Đất, cai quản đất đai, đời sống của sinh vật. Bà được phụng thờ ở khắp mọi nơi, trong Nam ngoài Bắc, miền xuôi cũng như vùng rừng núi. Ở đâu có điện thờ Mẫu đều có linh tượng Bà. Bà trở thành thần chủ của tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ, thần chủ Đạo Mẫu Việt Nam.
Nơi thờ chính của Bà là Phủ Dầy – Vụ Bản – Nam Định. Phủ Dầy là trung tâm thờ Mẫu Việt Nam, là một quầy thể kiến trúc thờ Mẫu và các nhân vật trong tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ. Được Nhà nước công nhận “Di tích lịch sử văn hóa’’ cấp quốc gia.
Truyền thuyết về Thánh Mẫu được kể dưới đây, sẽ gồm cả truyện “Vân Cát thần nữ” và các câu chuyện kể dân gian, được ghép nối vào nhau sao cho có hệ thống, đây là cách tốt nhất để tạo nên hình tượng một Thánh Mẫu hoàn chỉnh, xứng đáng với niềm tin của mọi người.
Do vậy, những chi tiết nào làm phương hại đến tính thống nhất của hình tượng, hoặc quá ư rườm rà, … sẽ được loại bỏ.
Sau đây xin mời mọi người cùng lắng nghe điển tích giáng trần của Thánh Mẫu Liễu Hạnh